Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra từ ngày 18 - 23/11
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra từ ngày 18 - 23/11. Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Sự kiện sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Lễ khai mạc tối 18/11 và được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa việt Nam và Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ nhất, năm 2022 có tên gọi là “Khát vọng Việt Nam” diễn ra trên sân khấu nổi tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sẽ có 4 sân khấu nhỏ trên tổng thể sân khấu lớn để các diễn viên, nghệ sỹ, nghệ nhân cùng đồng diễn; có 200 diễn viên chuyên nghiệp và 170 nghệ nhân tham gia biểu diễn. Phần trình diễn các trang phục truyền thống sẽ được lồng ghép vào tổng thể chương trình nghệ thuật.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương đã phối hợp để lựa chọn các trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở 17 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc lần thứ nhất.
Các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp trình diễn trang phục hàng ngày, lễ hội và lễ cưới của dân tộc mình. Đơn cử, Bắc Giang sẽ chọn trang phục các dân tộc Nùng (nhóm Nùng Phàn Slình), Tày và Sán Chay (nhóm Sán Chỉ); còn tỉnh Bắc Kạn cũng chọn trang phục dân tộc Nùng nhưng là nhóm Nùng An, dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) và dân tộc Sán Chay…
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11). Thông qua các hoạt động góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững đất nước; tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.
(PLVN) - HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua chủ trương đầu tư dự án Phục hồi di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế). Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm, với kinh phí 64 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế.
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.
(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.
(PLVN) - Vở kịch "Cánh đồng rực lửa" lấy đi cảm xúc của khán giả khi tái hiện câu chuyện bi tráng về sự hy sinh của của các dân công hỏa tuyến ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP HCM hơn 50 năm trước.
(PLVN) - Sau khi ghi bàn thắng duy nhất giúp đội Trường Tươi Bình Phước giành chiến thắng 1-0 trước CLB bóng đá Huế, cầu thủ Nguyễn Công Phượng đã hỏi thăm, chụp ảnh với bé trai 2 tuổi bị khuyết tật.
(PLVN) - Ngày 20/11, nhóm hợp tác phát triển văn học nghệ thuật (VN8+5) tổ chức hội thảo với chủ đề “Đất nước đổi mới và đóng góp của văn học nghệ thuật”. Hội thảo do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương đăng cai tổ chức.
(PLVN) - Chiều 20/11, trên sân vận động Tự Do Huế, Công Phượng lại tỏa sáng khi ghi bàn duy nhất, đem về chiến thắng cho Trường Tươi Bình Phước trước CLB Bóng đá Huế.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.
(PLVN) - Ngày 20/11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.
(PLVN) - Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.