Từ vụ án oan chấn động Ninh Bình: hé lộ góc khuất ngành Tòa án

Doanh nhân mang án oan (bên phải) đang trình bày sự việc với PV Báo PLVN
Doanh nhân mang án oan (bên phải) đang trình bày sự việc với PV Báo PLVN
(PLO) - Tháng 10/2007, sau nhiều giải pháp trì hoãn, né tránh không thành, TAND huyện Gia Viễn buộc phải đứng ra thương lượng bồi thường thiệt hại theo tinh thần Nghị quyết 388 cho ông Phạm Hồng Thái. Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới là khi việc thương lượng chưa đi đến đâu thì người thay mặt TAND huyện Gia Viễn đứng ra giải quyết vụ này – Phó Chánh án TAND huyện Gia Viễn Vũ Đức Hùng, đã bị “bắt tại trận” vì đang nhận tiền chạy án.

“Đã làm oan ông, nhưng ông không được bồi thường!”

Từ năm 1990, sau khi được TAND tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) xử lại và tuyên không phạm tội, ông Phạm Hồng Thái đội đơn khắp nơi đòi bồi thường oan sai. Tuy nhiên, những yêu cầu của ông liên tục bị các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình thoái thác.

Ngày 11/3/2005, tại Công văn số 41/VKSKT, Viện KSND tỉnh Ninh Bình thẳng thừng cho biết: “Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự huyện Gia Viễn đã làm oan cho công dân Phạm Hồng Thái. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 18, Nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó bị oan có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 mới được áp dụng Nghị quyết 388 để xét bồi thường thiệt hại. Bản án tuyên ông Thái không phạm tội có hiệu lực từ ngày 23/3/1990, do vậy không thuộc trường hợp được xét bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388”.

Còn TAND tỉnh Ninh Bình thì hùng hồn hơn khi có Công văn số 22/PTLĐ/TA ngày 21/5/2005 trả lời rằng: “Sau khi nghiên cứu nội dung đơn đề nghị của ông, căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 18 của Nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, xét thấy đơn đề nghị của ông không thuộc đối tượng được áp dụng Nghị quyết để bồi thường thiệt hại. TAND trả lại đơn và trả lời để ông biết”.

Nói tóm lại, cả Viện KSND và TAND tỉnh Nình Bình đều nói thẳng vào mặt ông Thái rằng, chúng tôi đã biết ông  bị kết án oan, nhưng ông không được bồi thường, đừng đi khiếu nại làm gì nữa cho mệt!.

Hồ sơ, giấy tờ chất đống ở nhà ông Thái
Hồ sơ, giấy tờ chất đống ở nhà ông Thái

May cho ông, sau nhiều lần kiên trì yêu cầu ông bổ sung các tài liệu, giấy tờ, ngày 17/10/2006, TAND tối cao đã có văn bản số 446/HS-TANDTC do Chánh tòa Tòa Hình sự Đinh Văn Quế thừa lệnh Chánh án TANDTC ký gửi TAND huyện Gia Viễn nêu rõ:

Sau khi ông Thái được TAND tỉnh Hà Nam Ninh tuyên bố không phạm tội, được khôi phục mọi quyền lợi theo quy định của pháp luật (tại bản án hình sự phúc thẩm số 45 ngày 23/3/1990); từ năm 1990 (trước khi Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 được ban hành), ông Phạm Hồng Thái đã có nhiều đơn thư gửi các cơ quan hữu quan đề nghị được bồi thường số tài sản bị thu giữ do bị bắt giam; đề nghị truy tố đối với những người bắt giam và điều tra vụ án và giải quyết quyền lợi cho ông theo quy định của pháp luật. Ông Phạm Hồng Thái đã xuất trình các đơn khiếu nại ghi ngày 19/7/1990; đơn – lệnh đề nghị khởi tố ghi ngày 1/11/1991 và Công văn số 444/KSXKT ghi ngày 25/4/1992 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thể hiện việc ông đã khiếu nại.

          Với các tài liệu trên, được hiểu là ông Phạm Hồng Thái đã có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng chưa được giải quyết xong. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH thì yêu cầu bồi thường của ông Phạm Hồng Thái được áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

Tòa án nhân dân tối cao đề nghị quý Tòa khẩn trương tiến hành giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông Phạm Hồng Thái theo đúng quy định của pháp luật”.

Lúc này, biết không còn cách thoái thác nào khác, TAND huyện Gia Viễn buộc phải đứng ra thương lượng bồi thường cho ông Thái.

Doanh nhân mang án oan bên căn nhà đổ nát
Doanh nhân mang án oan bên căn nhà đổ nát

Việc thương lượng không thành do số tiền ông Thái đòi bồi thường lên đến hơn 500 tỷ đồng trong khi TAND huyện Gia Viễn chỉ chấp nhận bồi thường hơn 357 triệu đồng. Hai bên dắt nhau ra tòa.

Tuy nhiên, điều mà người dân huyện Gia Viễn quan tâm lúc bấy giờ không phải là số tiền ông Thái đòi bồi thường hay số tiền Tòa án chấp nhận trả cho người bị oan mà là bộ mặt thật của một bộ phận cán bộ ngành Tòa án Ninh Bình.

Sự thật ngỡ ngàng

Tại Biên bản thương lượng không thành ngày 19/10/2007 giữa TAND huyện Gia Viễn và ông Phạm Hồng Thái, lý do thương lượng không thành được TAND huyện Gia Viễn nêu ra là:  “Tổng số mục mà Tòa án chấp nhận bồi thường qua buổi thương lượng là 357.946.905 đồng (Ba trăm năm bảy triệu, chín trăm bốn mươi sáu nghìn, chín trăm linh năm đồng) và ông Thái chấp nhận Tòa án bồi thường là 535.650.175.513 đồng  (năm trăm ba lăm tỷ, sáu trăm năm mươi triệu, một trăm bảy lăm nghìn, năm trăm mười ba đồng)”.

Do hai bên không thống nhất được mức bồi thường nên vụ việc được đưa ra tòa.

Lý do thương lượng không thành là do TAND huyện Gia Viễn chỉ chấp nhận bồi thường hơn 357 triệu đồng
Lý do thương lượng không thành là do TAND huyện Gia Viễn chỉ chấp nhận bồi thường hơn 357 triệu đồng

Ngày 29/5/2008, lần đầu tiên một vụ kiện đòi bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 được đưa ra xét xử ở Ninh Bình. Nguyên đơn của vụ án này không ai khác chính là ông Phạm Hồng Thái. Bị đơn là TAND huyện Gia Viễn, cơ quan đã tuyên bản án oan đối với ông.

Những người chứng kiến phiên tòa này vẫn còn nhớ như in những lời nói đầy gan ruột của ông Vũ Đức Hùng, Phó Chánh án TAND huyện Gia Viễn, đại diện bị đơn và cũng là người chủ trì các buổi thương lượng bồi thường giữa TAND huyện Gia Viễn và ông Thái: “Những mất mát của ông Thái không gì có thể bù đắp được và chúng tôi cố gắng vận dụng quy định của pháp luật một cách tối đa để bồi thường cho ông Thái”.

Thế nhưng, điều bất ngờ là ngay sau những lời phát biểu đầy ân tình ấy, TAND huyện Gia Viễn tuyên ông Thái chỉ được bồi thường 56 triệu đồng (tức là chỉ bằng 1/6 số tiền mà chính cơ quan này đã thương lượng trước đó) cho những oan sai mà ông Thái phải chịu.

Dù thương lượng bồi thường 357 triệu đồng còn không xong, nhưng khi đưa ra xử, TAND huyện Gia Viễn lại tuyên chỉ bồi thường cho ông Thái 56 triệu đồng
Dù thương lượng bồi thường 357 triệu đồng còn không xong, nhưng khi đưa ra xử, TAND huyện Gia Viễn lại tuyên chỉ bồi thường cho ông Thái 56 triệu đồng

Càng bất ngờ hơn, chỉ 1 tháng sau, ngày 26/6/2008, lực lượng CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình bắt quả tang ông Vũ Đức Hùng đang nhận 70 triệu đồng tiền "chạy án" của hai bị can ngay tại phòng làm việc. Những người chứng kiến vụ việc này kể lại rằng, khi bị bắt, tại bàn làm việc trong căn phòng ông Hùng la liệt những tiền là tiền. Mà đương sự bị ông “bóp cổ” lấy 70 triệu đồng chạy án chỉ là 2 người nông dân ở xã Gia Trung, huyện Gia Viễn thuộc diện cứu tế mỗi khi giáp hạt, trong một phút không làm chủ được bản thân đã xô xát gây thương tích.

Ông Thái không tin mấy chục năm oan sai khiến ông tan cửa nát nhà chỉ được bồi thường 56 triệu đồng
Ông Thái không tin mấy chục năm oan sai khiến ông tan cửa nát nhà chỉ được bồi thường 56 triệu đồng

Lúc này, ông Thái mới nhớ lại rằng, trước khi phiên tòa ông kiện TAND huyện Gia Viễn diễn ra, đã có người khuyên ông thỏa thuận chi cho ông Hùng hợp lý thì mức đền bù sẽ được thỏa đáng.

Thế nhưng, vì niềm tin vào công lý, ông Thái đã không tin và không làm theo cái thực tế “nát” ấy ở TAND huyện Gia Viễn.

 (còn tiếp)

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.