TP.Hồ Chí Minh tăng cường đối thoại giữa Chấp hành viên với ngân hàng

(PLVN) -Đây là một trong những giải pháp được Cục THADS TP Hồ Chí Minh đề cao nhằm thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Căn cứ Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và Cục THADS Thành phố đã ban hành Quy chế phối hợp để triển khai thực hiện trên toàn thành phố. Sau 05 năm (từ 2015-2019) đã đạt nhiều kết quả tích cực. Theo đó, hàng năm đều thu số tiền từ trên 5 ngàn tỷ đến gần 14 ngàn tỷ mỗi năm (năm 2018 thu cao nhất với số tiền trên 13.746 tỷ  đồng)

Cục THADS TP Hồ Chí Minh đánh giá, sau khi Quy chế được ban hành đã trở thành cơ sở quan trọng cho công tác phối hợp giữa các tổ chức tín dụng với cơ quan Thi hành án dân sự. Đặc biệt là trong vấn đề xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Quy chế phối hợp ra đời đã nâng cao sự quan tâm của các cơ quan chủ quản đối với các vụ việc liên quan ngành tài chính, ngân hàng trên địa bàn. Các tổ chức tín dụng đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Cục THADS Thành phố đối với cấp dưới trong việc thực hiện công tác thi hành án có liên quan đến các tổ chức tín dụng, hỗ trợ công tác thu hồi nợ xấu. Cục THADS Thành phố đã tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ hiệu quả cho tổ chức tín dụng trong việc giải quyết khó khăn vướng mắc về mặt thủ tục, rút gọn thời gian và thủ tục khi nộp đơn yêu cầu thi hành án.

Thực hiện Quy chế phối hợp đã giúp hệ thống ngân hàng có thêm kênh thông tin để trao đổi khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án, nhờ đó các tổ chức tín dụng có thể phản hồi những trường hợp chậm thi hành án hoặc phản ánh những trường hợp Chấp hành viên gây khó dễ, nhũng nhiễu, những khó khăn, vướng mắc liên quan khác… đến Cục THADS Thành phố để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi hành án, giúp tổ chức tín dụng tiết kiệm được thời gian và công sức trong công tác xử lý nợ.

Thông qua hoạt động phối hợp đã tạo được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và Cục THADS, nhờ đó công tác hỗ trợ cung cấp thông tin, trao đổi thông tin giữa hai đơn vị luôn được nhanh chóng và kịp thời. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh và Cục THADS Thành phố thường xuyên trao đổi, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự qua hình thức bằng văn bản. Khi nhận được văn bản đề nghị hỗ trợ từ các cơ quan THADS trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đều phối hợp và ban hành văn bản nhắc nhở, yêu cầu các tổ chức tín dụng phối hợp với cơ quan THADS và báo cáo tình hình thực hiện về Ngân hàng Nhà nước để theo dõi, đối với các trường hợp không thể phối hợp thực hiện, các đơn vị cũng có văn bản giải thích rõ. 

Tuy nhiên, khó khăn là ở chỗ, kết quả đạt được trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự cũng như sự kỳ vọng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Nhiều vụ việc thi hành án đã thụ lý trên 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Tình trạng bất động sản, nhà đất bán đấu giá không có người mua, tài sản phải giảm giá nhiều lần, có những tài sản phải giảm giá đến 1/3, thậm chí là giảm đến 1/2 mới bán được dẫn đến việc thi hành án phải kéo dài.

Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục xử lý tài sản (nhất là thủ tục xử lý bất động sản) còn khá phức tạp mất nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giải quyết thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Một số trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức đem thế chấp, bảo đảm khi đến giai đoạn thi hành án thì đã hết thời hạn nhà nước cho thuê đất, giao đất nhưng người phải thi hành án không làm thủ tục tiếp tục thuê đất, giao đất vẫn chưa có hướng xử lý để thi hành án. 

Để nâng cao hiệu quả việc thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn Thành phố Cục Thi hành án dân sự Thành phố xác định tiếp tục

triển khai và thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền khác liên quan đến công tác thi hành án dân sự nói chung và các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng nói riêng.

 Tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các tổ chức tín dụng trong giải quyết hồ sơ thi hành án thông qua thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan Thi hành án dân sự với các tổ chức tín dụng, ngân hàng; tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng, năng lực công tác của đội ngũ công chức, nhất là lực lượng Chấp hành viên, Thư ký thi hành án. 

 Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Chấp hành viên. Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Tổ Chỉ đạo thi hành án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng và thi hành án dân sự trọng điểm.

Đặc biệt, duy trì việc tổ chức đối thoại giữa Chấp hành viên, Lãnh đạo cơ quan Thi hành án dân sự với ngân hàng, tổ chức tín dụng. Đồng thời, tổ chức thực hiện đợt cao điểm thi hành án trong những tháng cuối năm và xem việc tổ chức thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng là trọng tâm.  

Đọc thêm

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tổ chức chương trình tình nguyện xanh Diều Gió XIII

TNV tham gia Chương trình.
(PLVN) -Nhân dịp 2/9, với mong muốn lan tỏa thông điệp về giá trị của lòng nhân ái "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng minh", Câu lạc bộ (CLB) Những trái tim hồng - Đội Thanh niên vận động hiến máu Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức chương trình tình nguyện xanh Diều Gió XIII tại xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Anh hùng Đinh Thế Văn và chuyện hồi sinh phường rối nước Đào Thục

Đại tá, Anh hùng Đinh Thế Văn giới thiệu ảnh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến trận địa Chèm để nghe báo cáo cách đánh B52 mới
(PLVN) - Trở về đời thường sau kỳ tích chỉ đạo bắn rơi 4 máy bay B-52 của Mỹ trong 12 ngày đêm oanh liệt - chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không diễn ra tháng 12/1972, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đinh Thế Văn đã cùng với chính quyền và nhân dân làng Đào Thục làm hồi sinh phường rối nước nổi tiếng, thiết kế những con rối chưa từng có trong lịch sử để dựng vở rối nước “ Hà Nội chiến thắng B-52 ” .

Lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá: Bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh

Ông Phùng Trung Tập. (Ảnh: PV).
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 27) đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030; trong đó, hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa...

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cùng đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử của Bộ Tư pháp
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2024), sáng 28/8, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử của Bộ Tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang; dâng hương tại đình Tân Trào và lán Nà Nưa - những di tích lịch sử cách mạng ghi dấu ấn hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng hơn 79 năm trước.

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Sáng 28/8, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Dự án JICA tổ chức Tọa đàm nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm để phù hợp xu hướng vận động, phát triển của khoa học công nghệ, của xây dựng kinh tế số, xã hội số.

Talkshow: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật

Talkshow: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật
(PLVN) - Quan niệm về thượng tôn Hiến pháp và pháp luật tại Việt Nam hình thành từ bao giờ? Tại sao chúng ta cần xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp, pháp luật? Mời Quý độc giả cùng trò chuyện với 2 Chuyên gia khách mời của Báo Pháp luật Việt Nam là Ts.Nguyễn Thúy Hoa, Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Khu vực 1 và TS. Ngô Ngọc Diễm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Công tác trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi ở tỉnh Sơn La luôn được quan tâm.
(PLVN) - Nhằm giúp người cao tuổi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sơn La luôn đồng hành, hỗ trợ về mặt pháp lý cho người cao tuổi trên địa bàn, giúp họ nắm bắt được quyền được TGPL và khả năng tiếp cận dịch vụ TGPL.

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn
(PLVN) - Ngày 27/8, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030” với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng cùng các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…

Tiêu hủy 5 cá thể hổ, ma túy và pháo nổ

Tang vật gồm hổ đã chế, pháo và ma túy của 5 vụ án được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: PV
(PLVN) - Hội đồng tiêu hủy vật chứng do Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừabtổ chức tiêu hủy tang vật của 5 vụ án đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật.