Tăng cường kiểm tra, giám sát trong thi hành án dân sự

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã đề nghị như vậy tại Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của Tổng cục THADS diễn ra chiều 9/1. 

Tham dự có Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi, các Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Lực, Trần Thị Phương Hoa cùng lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Tổng cục.

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, năm 2019, Tổng cục THADS đã tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác bảo đảm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan THADS tổ chức thi hành xong đạt, vượt chỉ tiêu THADS được giao. Theo đó, toàn Hệ thống THADS đã thi hành xong trên 570 nghìn việc, đạt tỷ lệ 78,59% (vượt 5,59% so với chỉ tiêu được giao); thi hành xong hơn 52 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 35,43% (vượt 2,43% so với chỉ tiêu được giao). Thực hiện theo dõi  637 bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính; thi hành xong 298/637 bản án, quyết định.

 

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới, quyết liệt hơn. Kỷ cương, kỷ luật hành chính tại cơ quan Tổng cục cơ bản được giữ vững và ngày càng đi vào nề nếp. Công tác hoàn thiện thể chế tiếp tục được chú trọng. Các mặt công tác khác như: hướng dẫn nghiệp vụ; tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tổ chức cán bộ; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin .. tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác THADS vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Số việc và tiền chuyển kỳ sau vẫn ở mức cao và tăng so với cùng kỳ năm 2018; số bản án, quyết định hành chính của Tòa án chưa được các cơ quan hành chính thực hiện vẫn còn tồn nhiều. Một số nhiệm vụ còn chậm tiến độ; việc triển khai một số quy trình, quy chế nội bộ còn chưa đảm bảo thực hiện nghiêm; công tác hậu kiểm đôi lúc chưa được thực hiện sát sao; chế độ đãi ngộ đối với công chức tuy đã được quan tâm nhưng chưa đồng đều, chưa thật sự thu hút được công chức có năng lực vào làm việc...

 

Tại Hội nghị, Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Tổng cục đã trình bày một số báo cáo chuyên đề liên quan tới việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của Tổng cục THADS; nâng cao hiệu quả xử lý và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; công tác quản lý, xử dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản điều hành và chữ ký số trong các cơ quan thuộc Tổng cục... Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cụ thể.

 

Ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Tổng cục THADS đạt được trong năm vừa qua, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị trong năm 2020, Tổng cục THADS cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành hiệu quả các quy định của pháp luật về THADS, hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan. Khẩn trương triển khai việc nghiên cứu, xây dựng Đề án trình Bộ chính trị/Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Đồng thời, tập trung rà soát, tổng hợp những  khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, tổ chức tổng kết thi hành Luật THADS đảm bảo chất lượng, hiệu quả để làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung Luật THADS

Tổng cục cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện ngay từ đầu năm các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, THAHC được Quốc hội, Bộ Tư pháp giao, nhất là các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành xong về việc và tiền. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt chức năng tham mưu Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về THAHC trên phạm vi cả nước; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối người phải thi hành án chậm thi hành án hoặc không chấp hành án hành chính. 

Cùng với đó, cần triển khai thực hiện hiệu quả các kết luận và kiến nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW, tăng cường việc kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc Chấp hành viên tổ chức thi hành loại việc này, không để xảy ra tình trạng “khoán trắng”, bỏ mặc Chấp hành viên tự tổ chức thi hành án mà thiếu sự kiểm tra, giám sát.

 Đặc biệt, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết tâm phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong công tác THADS, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong các mặt công tác THADS. Đề nghị từng đơn vị triển khai xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng tại cơ quan, đơn vị gắn với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác này.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhất là đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý, tập trung vào những địa bàn, đơn vị để xảy ra nhiều vi phạm hoặc còn nhiều hạn chế, yếu kém; tăng cường công tác điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với Lãnh đạo, Chấp hành viên… Ngoài ra, cũng cần xây dựng, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản bảo đảm đúng quy định và hiệu quả, tiết kiệm, trong đó tập trung đầu tư xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho các cơ quan THADS chưa có hoặc đã xuống cấp không đảm bảo để tiếp tục sử dụng. 

Đọc thêm

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.