Người chuyển giới - “vô hình trong luật pháp Việt Nam”

Một người chuyển giới đang bày tỏ quan điểm của mình tại Hội thảo
Một người chuyển giới đang bày tỏ quan điểm của mình tại Hội thảo
(PLO) - Việt Nam có khoảng 100.000 người chuyển giới, chiếm khoảng 0,3% đến 0,5% dân số và trong đó có một số người chuyển giới thành công hoạt động trong lĩnh vực giải trí như ca sĩ Hương Giang Idol, Lâm Chí Khanh, Cindy Thái Tài… Thế nhưng, hầu hết người chuyển giới Việt Nam lại đang sống như những kẻ bên lề pháp luật.
 Hội thảo “Chuyển giới: Người vô hình trong pháp luật Việt Nam - Một số đề xuất liên quan tới quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự (BLDS)” do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) vừa tổ chức hôm 27/6 đang nói lên tiếng nói cấp thiết của người chuyển giới khi họ bị cộng đồng kỳ thị và chưa được pháp luật bảo hộ tốt nhất. 
Khát khao được pháp luật công nhận quyền bình đẳng của con người
Các nghiên cứu trên góc độ quyền của người chuyển giới do iSEE tiến hành trong những năm gần đây đã cho thấy rất nhiều vấn đề mà những người chuyển giới đang phải đối mặt.
Về sức khỏe, người chuyển giới gặp nhiều vấn đề cả thể chất lẫn tinh thần. Họ không dám đi khám tại các cơ sở y tế vì sợ bị kỳ thị, tự dùng hoóc-môn không có hướng dẫn, phẫu thuật cấy ghép “chui” do không được pháp luật cho phép. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử và cả bạo lực từ gia đình và xã hội đã khiến nhiều người trầm cảm, dẫn đến ý định tự tử hoặc hành động tự tử trên thực tế.
Dù có học vấn hay không, người chuyển giới cũng hầu như không xin được việc làm, dù đây là nguyện vọng tha thiết để đảm bảo sự sinh tồn. Hậu quả là, nhiều người phải làm những công việc chịu sự kỳ thị nặng nề hơn, như đi hát cho đám tang hoặc thậm chí bán dâm. 
Người chuyển giới hầu như không được sự thừa nhận và bảo vệ nào của pháp luật, bởi pháp luật Việt Nam hiện không cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, hộ chiếu) cũng như trong các đăng ký nhân thân khác (như khai sinh, hộ tịch...) trừ trường hợp giới tính sinh học có khuyết tật bẩm sinh hoặc phải nhờ sự can thiệp của y học mới định hình chính xác. Pháp luật cũng không cho phép phẫu thuật chuyển giới dựa vào ý muốn chủ quan. 
“Nhiều người chuyển giới dường như đang sống “ngoài vòng pháp luật”, do không có chứng minh thư, không sử dụng tên khai sinh và không được thừa nhận giới tính thực tế sau phẫu thuật” - ông Lê Quang Bình, Viện trưởng iSEE cho biết.
BLDS đang được lấy ý kiến cho việc sửa đổi và trình Quốc hội vào tháng 10/2014. Tại hội thảo, nhiều đại diện của cộng đồng người chuyển giới bày tỏ mong muốn được Bộ luật bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân của mình, như quyền phẫu thuật xác định lại giới tính, quyền đổi tên, quyền được thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật…
“Cần quyền xác định lại giới tính và quyền chuyển đổi giới tính”
Bà Nguyễn Ngọc Hà - một luật gia đã dành nhiều năm nghiên cứu về quyền lợi của nhóm người chuyển giới - bày tỏ:  “Để đảm bảo được quyền của người chuyển giới là một lộ trình dài và khó khăn hơn rất nhiều so với người đồng tính. Đây không chỉ là cuộc vận động về mặt xã hội mà còn là cuộc vận động về mặt chính sách”.  
Để có thể giải quyết được quyền xác định lại được giới tính hay chuyển đổi giới tính, Dự thảo BLDS cần phải đưa ra định nghĩa cụ thể về giới tính. Một số quốc gia đã công nhận một giới tính khác được gọi là “X”, ngoài giới tính sinh học nam và nữ. Việc định nghĩa cụ thể về giới tính sẽ giải quyết các vấn đề về quyền nhân thân của người chuyển giới cũng như của người đồng tính, song tính nói chung.
Theo các chuyên gia, nên bổ sung “quyền chuyển đổi giới tính”  trong một điều luật mới. Dự thảo BLDS nên bổ sung quyền chuyển đổi giới tính như là quyền dân sự của mỗi cá nhân để có thể giúp những người chuyển giới xác định lại giới tính theo bản dạng giới của mình; đồng thời có thể đưa ra các điều kiện để thực hiện chuyển đổi lại giới tính như độ tuổi, thời gian thử thách sống với giới tính đó... để tránh tình trạng lạm dụng quyền chuyển đổi giới tính với mục đích xấu.  
Trong thời gian tới, theo khuyến nghị của Hội thảo, Việt Nam cũng nên lưu tâm nhiều hơn đến Luật Bình đẳng giới. Đây là một luật rất quan trọng nhằm phá vỡ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, mà còn có thể tiến xa hơn là bảo vệ quyền của những người trong cùng một giới. Trong tương lai, khái niệm về “bình đẳng giới” có thể được mở rộng không chỉ trong giới tính sinh học mà còn bình đẳng trong xu hướng tính dục và bản dạng giới…

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.