Cục Thi hành án dân sự Nghệ An giải quyết xong số lượng việc, tiền cao nhất từ trước đến nay

Cục Thi hành án dân sự Nghệ An giải quyết xong số lượng việc, tiền cao nhất từ trước đến nay
(PLVN) -Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), các ban ngành cấp tỉnh, huyện trong năm qua Cục THADS Nghệ An đã triển khai đồng bộ các mặt công tác, phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tựan toàn xã hội, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Sáng 11/12, Cục THADSNghệ An đã diễn ra hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, công tác thi hành án dân sự năm 2020. Tham dự hội nghị có đồng chí Phạm Quốc Nam, Cục trưởng cục THADS tỉnh Nghệ An.

Trong năm 2019, Cục THADS Nghệ An đã thụ lý 20.507 vụ việc, tăng 2.172 việc so với năm 2018. Đã thi hàng xong 14.044 việc/16.965 việc có điều kiện giải quyết, đạt tỷ lệ 83%, so với chỉ tiêu được giao năm 2019 vượt 9.5%.

 

Về kết quả thi hành án về tiền, Cục đã thụ lý hơn 1.575 tỷ đồng, tăng hơn 459, tỷ đồng (41%) so với năm 2018. Kết quả: Cục đã thi hành xong hơn 332 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 36%, so với chỉ tiêu được giao năm 2019 vượt 3%. 

Về kết quả xét miễn, giảm thi hàng án các cơ quan THADS đã thường xuyên phối hợp với cơ quan VKS cùng cấp rà soát các trường hợp đủ điều kiện theo quy định pháp luật, lập hồ sơ đề nghị cơ quan Tòa án xét miễn, giảm thi hành án định kỳ hàng tháng, hàng quý, nên việc miễn, giảm cơ bản triệt để góp phần giảm số án chuyển kỳ sau. Cụ thể, trong năm 2019 đã đề nghị xét miễn, giảm 135 việc, tương ứng  với số tiền hơn 937 triệu đồng. 

 

Về áp dụng biện pháp cưỡng chế, các cơ quan THADS đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hàng án đối với 105 vụ việc, trong đó có 15 trường hợp thông qua vận động đương sự tự nguyện thi hành án, nên thực tế số việc phải tổ chức cưỡng chế là 90 vụ việc.

Về thi hành các vụ án cho tổ chức tín dụng, ngân hàng:Tổng số 329 việc/980.247.967.000 đồng. Bên cạnh đó, kết quả giải quyết thi hành án thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng cũng tăng lên với tổng số 39 việc. Trong đó, Cục đã giải quyết xong 12 việc/114 triệu đồng, đạt tỷ lệ 54.5% về việc và 10,3% về tiền. 

Trong năm 2019, Cục THADS Nghệ An đã giải quyết thi hành án thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng với tổng số 39 việc/17.831.378.468 đồng; trong đó có điều kiện thi hành 22 việc/1.107.083.298 đồng. 

 

Công tác tiếp công dân được tổ chức thực hiện khá bài bản, đúng quy định. Cục THADS tỉnh và các đơn vị trực thuộc thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở và tham gia đầy đủ các kỳ tiếp dân của Bí thư Tỉnh ủy và Lãnh đạo UBND tỉnh tại Hội đồng tiếp công dân cấp tỉnh và cấp huyện. Duy trì chế độ Lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục chủ trì trực tiếp công dân định kỳ vào ngày 10 hàng tháng theo quy định của Luật Tiếp công dân; ban hành nội quy, quy chế; bố trí địa điểm thuận lợi, bảo đảm cơ sở vật chất cho việc tiếp công dân. Phân công cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở cơ quan để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Toàn tỉnh có 119 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị.

 
Ngoài những kết quả đạt được, trong năm 2019 vừa qua, Cục THADS còn có những tồn tại, hạn chế, một số vụ việc khiếu nại phức tạp kéo dài mặc dù đã tập trung cao giải quyết nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm. Một số Chi cục trưởng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân,giải quyết khiếu nại tố cáo trong thi hánh án dân sự, dẫn đến chất lượng tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phản ánh của công dân chưa cao. Án liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng số tiền phải thi hành rất lớn, mặc dù có nhiều biến chuyển, kết quả thi hành xong về tiền cao hơn 2018, tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng. 

Qua các đợt kiểm tra cho thấy trình tự, thủ tục hồ sơ thi hành án còn có trường hợp chưa chặt chẽ để xảy ra một số thiếu sót, vi phạm trong xác minh, cưỡng chế thi hành án, chậm thi hành án…dẫn đến đơn thư khiếu nại phải hủy quyết định kê biên tài sản. Công tác phối hợp trong THADS tuy đã được tăng cường nhưng chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ, nhất là trong cưỡng chế THADS. 

Nguyên nhân của những tồn đọng này có chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân chủ quan do năng lực quản lý, điều hành của một số lãnh đạo Chi cục chưa ngang tầm nhiệm vụ. Đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án chưa đồng đều về trình độ, nghiệp vụ…

Còn nguyên nhân khách quan chủ yếu do số lượng việc, tiền thụ lý năm 2019 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Hồ sơ thi hành án trong các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng phần lớn không có khả năng trả nợ bằng tiền mặt, phải xử lý là tài sản bằng bất động sản nên việc thi hành thường khó khăn, phức tạp, kéo dài. Nhiều tài sản là nhà đất đã kê biên để đảm bảo thi hành án, đưa ra bán đấu giá nhiều lần nhưng không bán được.

Tại hội nghị, Cục THADS tỉnh Nghệ An đã trao bằng khen của Thủ trướng  Chính phủ cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2019. 

Đọc thêm

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.