TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Cải cách môi trường kinh doanh vẫn là “mặt trận” nóng bỏng

(PLO) - Ghi nhận những chuyển biến rất tích cực về môi trường kinh doanh (MTKD) của Việt Nam trong năm 2018, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng tốc độ thay đổi vẫn chưa đạt yêu cầu và khẳng định không gian cải cách vẫn còn rất lớn.

Một năm nhìn lại, ông có đánh giá như thế nào về MTKD của Việt Nam năm 2018?

- Đa số các doanh nghiệp (DN) theo khảo sát của VCCI gần nhất đều cảm nhận MTKD của Việt Nam trong năm 2018 đã có sự chuyển biến tích cực. Một số dẫn chứng có thể kể ra là: 

Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) có nhiều tín hiệu tích cực, đa số các bộ ngành hoàn thành vượt yêu cầu cắt giảm và đơn giản hoá tối thiểu 50% ĐKKD tính đến ngày 31/10/2018. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, vẫn có 58% DN đang phải xin các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện và 42% DN trong số đó cho biết họ gặp khó khăn khi xin phép.

Việc cải cách kiểm tra chuyên ngành (KTCN) có tiến bộ. Điểm sáng nhất là Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tính đến tháng 9/2018 mới chỉ có 68 thủ tục KTCN có thể thực hiện được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, và cũng mới có một thủ tục (khai báo hoá chất) là thực hiện điện tử hoàn toàn, các thủ tục khác vẫn nộp thêm bản giấy.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Cải cách môi trường kinh doanh vẫn là “mặt trận” nóng bỏng ảnh 1
Ông Vũ Tiến Lộc

Thủ tục đăng ký kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, được xem là lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhưng theo kết quả khảo sát, bình quân cả nước mới có 13% được thực hiện trực tuyến.

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng đã bước đầu liên thông với thủ tục phòng cháy chữa cháy, nhưng mức độ liên thông vẫn còn thấp.

Việc nộp thuế của DN đã thuận lợi hơn rất nhiều, chủ yếu do ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, tình trạng quy định pháp luật thuế thiếu rõ ràng, gây ra cách hiểu không thống nhất giữa DN và cơ quan thuế vẫn còn nhiều.

Thủ tục đăng ký bất động sản mặc dù có cải thiện, nhưng còn đơn lẻ, chưa có sự liên kết, phối hợp với thủ tục về xây dựng, công chứng, nộp thuế.

Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tại nhiều địa phương có tiến bộ, song việc triển khai thủ tục trực tuyến vẫn chậm và có nhiều trục trặc.

Cơ chế một cửa đang phát huy hiệu quả tốt ở nhiều địa phương. Công tác tổ chức đối thoại giữa chính quyền tỉnh và DN được phát huy tốt. Mô hình “cà phê doanh nhân” được nhiều DN hoan nghênh. Tuy vậy, các mô hình trên vẫn chưa được lan tỏa rộng khắp và thực chất.

Công tác thanh, kiểm tra có chuyển biến tích cực, tỷ lệ DN bị thanh kiểm tra từ hai lần giảm từ 48% xuống 40%, tỷ lệ DN cho biết có sự trùng lặp về nội dung giữa các cuộc thanh kiểm tra từ 24% giảm còn 14% chỉ sau một năm. Điều này cho thấy Chỉ thị 20 chấn chỉnh công tác thanh tra kiểm tra mà Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5/2017 đã phát huy tác dụng. 

Như vậy, chúng ta đã thấy có rất nhiều sự cải thiện, nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của DN. Đáng chú ý, mức độ chuyển biến không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn giữa các lĩnh vực và địa phương. Do vậy không gian cải cách vẫn còn rất lớn…

Vậy tới đây, nhất là trong năm 2019, theo ông, cải cách nên tập trung vào lĩnh vực nào?

- Đúng là Việt Nam đã làm được nhiều việc trong cải thiện MTKD, nhưng tốc độ thay đổi vẫn chưa đạt yêu cầu. Chẳng hạn, trong Doing Business 2019 mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, Việt Nam dù tăng so với chính mình, điểm tổng của Việt Nam tăng từ 66,77 lên 68,36, bốn năm gần đây đều liên tục tăng điểm trong Doing Business, nhưng mức độ thay đổi này vẫn còn chậm so với các quốc gia khác. 

Năm vừa qua Việt Nam được WB ghi nhận có ba cải cách lớn trong lĩnh vực gia nhập thị trường, thuế và thực thi hợp đồng; nhưng so với năm 2017 Việt Nam được ghi nhận tới 5 cải cách; nghĩa là năm qua giảm đến hai cải cách. Và trong năm nay, Trung Quốc được ghi nhận có bảy cải cách, Malaysia được ghi nhận sáu cải cách và thứ hạng hai quốc gia này đang cải thiện rất ấn tượng trong bảng xếp hạng năm nay. 

Nếu so sánh trong khu vực ASEAN thì Việt Nam vẫn chưa lọt được vào top bốn nước đứng đầu. Với vị trí 69, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15) hay Thái Lan (thứ 27). Đặc biệt nếu so sánh với 10 quốc gia khác trong Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì Việt Nam là quốc gia đứng cuối cùng, sau cả Peru hay Chilê. 

Và đáng lưu ý, điểm số và thứ hạng của 10 chỉ số thành phần của Doing Bussiness năm nay thì chỉ có bốn lĩnh vực tăng thứ hạng, 5 lĩnh vực tăng điểm số. Như vậy, để thứ hạng Việt Nam tăng mạnh mẽ hơn nữa thì cần có sự chuyển động đồng đều và mạnh mẽ của tất cả các ngànhvà lĩnh vực.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Cải cách môi trường kinh doanh vẫn là “mặt trận” nóng bỏng ảnh 2
Năm 2018, việc cắt giảm đăng ký kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực

Trước thực trạng như nêu trên, VCCI đề xuất giải pháp gì, thưa ông?

- Về cắt giảm ĐKKD và KTCN, trong quá trình cắt giảm hiện đang nảy sinh vấn đề chưa thống nhất về tiêu chí xác định quy định nào cắt bỏ hay giữ lại. Ví dụ, có Nghị định bỏ các ĐKKD yêu cầu kinh nghiệm hoặc bằng cấp của nhân lực, nhưng lại có Nghị định khác vẫn duy trì. Một ví dụ khác là có lĩnh vực đã sử dụng tiêu chí về lịch sử tuân thủ của một loại hàng hoá để giữ lại/loại bỏ trong danh mục hàng hoá KTCN, trong khi ở lĩnh vực khác lại không sử dụng biện pháp này. Do đó, cần sớm có tiêu chí thống nhất về tiêu chuẩn của ĐKKD để bảo đảm hiệu quả và nhất quán.

Về cải cách TTHC, chúng tôi hoan nghênh Bộ Xây dựng là bộ đầu tiên thành lập trung tâm một cửa cấp bộ. Mô hình này cần được nhân rộng. 

Cần nghiên cứu các phương án liên thông tối đa các TTHC thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Theo đó, DN chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan nhà nước, cơ quan đó có trách nhiệm phải chuyển hồ sơ cho các cơ quan khác theo yêu cầu. Cho phép DN làm nhiều thủ tục đồng thời, hạn chế tối đa việc phải hoàn thành xong thủ tục này mới được làm thủ tục khác. Tăng cường cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá cán bộ tiếp nhận và xử lý TTHC.

Về tổ chức đối thoại, công tác tổ chức đối thoại nên giao cho các hiệp hội DN chuẩn bị về mặt nội dung cũng như mời DN đến tham dự đối thoại. Cần nghiên cứu để có cơ chế giải quyết vướng mắc của DN một cách hiệu quả hơn. Cần có một cơ quan, tổ chức độc lập khách quan giám sát quá trình giải quyết, đồng thời cần có đánh giá công khai kết quả giải quyết vướng mắc từ các DN. 

Về thanh kiểm tra, các tỉnh cần giao nhiệm vụ cho cơ quan thanh tra tỉnh  làm đầu mối kiểm soát các hoạt động thanh kiểm tra DN trong tỉnh, kể cả các cuộc thanh kiểm tra của các bộ ngành Trung ương. Theo đó, mọi cuộc thanh tra theo kế hoạch phải được thông báo trước cho cơ quan thanh tra tỉnh để sắp xếp và bố trí nhằm đạt ba mục tiêu: Giảm số lần và thời gian thanh, kiểm tra; Không thanh, kiểm tra trùng lặp; Tăng tối đa số đoàn liên ngành, thay vì mỗi đơn vị tiến hành riêng lẻ, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra. Đây cần phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ ngành, chứ không thể chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu, cân nhắc áp dụng như hiện nay. 

Về minh bạch thông tin, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tăng cường công khai minh bạch thông tin trên website cơ quan chính quyền, đặc biệt là việc đăng tải đầy đủ các thông tin như các quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, các dự án đầu tư công, đấu thầu, các dự án kêu gọi đầu tư, các dự án đối tác công tư. Những thông tin về phản hồi, đánh giá, phản ánh vướng mắc kiến nghị, khiếu nại của DN cũng cần được chú ý đăng tải, ví dụ như đánh giá mức độ hài lòng của người dân và DN về các TTHC của địa phương. Ngoài ra, danh sách các đối tượng bị thanh, kiểm tra theo kế hoạch cũng cần được đăng tải trên website của các cơ quan nhà nước. 

Lĩnh vực nào càng công khai, minh bạch thì lĩnh vực đó càng được ghi nhận cải cách. Năm ngoái lĩnh vực thuế và bảo hiểm xã hội tăng đột phá 81 bậc do những cải cách ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Năm nay việc công khai các bản án kinh tế của toà án trên mạng được ghi nhận là một cải cách quan trọng và chỉ số thực thi hợp đồng đã chuyển động tích cực sau nhiều năm bất động. Lĩnh vực thành lập DN cũng được đánh giá cao bởi việc ứng dụng CNTT và đăng tải công khai trên mạng. Chính vì vậy, Việt Nam cần mạnh mẽ hơn nữa trong ứng dụng CNTT vào tất cả các ngành, các lĩnh vực. 

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.