[Truyện ngắn] Chuyện cổ tích

[Truyện ngắn] Chuyện cổ tích
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi lần trước khi bắt đầu ngày đi lấy báo giao, thể nào nó cũng tạt sang bến xe ngồi chờ một lúc. Nó ngồi từ khi hừng đông cho đến khi các chuyến xe bắt đầu lăn bánh, khi màn sương sớm hãy còn dày đặc và ước chừng sẽ không còn chuyến nào về từ xứ lạ nữa thì nó mới thất thểu đi làm.

Mọi người ở bến xe dường như đã quá quen với hình ảnh một thằng nhóc lóc chóc với chiếc mũ đội lệch, bận bộ quần áo cũ nhưng nom vẫn rất sạch sẽ, cứ tới bến xe rồi tìm một góc nhỏ để ngồi, thi thoảng thấy xe nào về lại chạy tới dòm hết người này tới người kia, rồi lộ bộ mặt thất vọng quay lại góc cũ. Cứ thế cho đến khi bến đã hết xe về nó lại dắt cái xe đạp lọc cọc ra đi nhận báo đi giao, bắt đầu ngày làm việc của mình.

- Ê thằng Bảo, lại đây tao cho ổ bánh mì, nay xe về sớm mày chưa ăn gì đúng không?

Ông Phúc cất tiếng gọi nó, ông là một lái xe ở đây, nó cứ tới đây miết, riết ông quen mặt, ban đầu thì rảnh rỗi ngồi tò mò ông bắt chuyện, sau lại thấy nó hiền, hoàn cảnh tội lại thấy thương. Anh Khúc lơ xe vừa dỡ hàng trên xe xuống cho khách vừa quay qua nhìn nó đang gặm ổ bánh mì mới được ông Phúc cho.

- Mày vẫn chưa tìm được ba mày hả?

Ông Phúc khẽ lườm anh Khúc khiến anh tặc lưỡi lắc đầu còn nó chỉ biết cúi gằm mặt mà ăn. Ở cái bến xe này không ai không biết chuyện của nó, từ ba năm trước khi nó chỉ mới lên tám nó đã đứng khóc bù lu bù loa giữa bến xe vì bị ba nó bỏ rơi. Mẹ nó mất sau khi sinh nó, ba nó gắng gượng nuôi nó bằng cách đi làm lơ xe, chính vì thế bến xe này là bến xe quen của nó, nó hay tiễn ba nó đi làm rồi đón ba nó về. Thế nhưng vào một ngày trời nắng cháy cách đây ba năm, ba nó đã bỏ đi luôn không về nữa. Ông Phúc cũng từng hỏi thăm chủ xe khi ấy của ba nó, mới biết ba nó đã “nhảy xe” giữa chừng không về bến, ước chừng cuộc sống khổ quá muốn bỏ dở giữa chừng, để lại thằng nhóc này. Từ bấy, nó vẫn ở một mình trong căn chòi nhỏ, làm những công việc thường ngày để kiếm kế sinh nhai, như sáng đi giao báo, rồi đi học, trưa tranh thủ nghỉ đến bán vé số đến chiều. Nhưng thể nào sáng cũng phải tạt qua bến xe, vì nó cho rằng ba nó sẽ về.

- Hôm nay ăn canh tập tàng nhen bây - bà Chín vừa bưng tô canh nóng hổi vén cái màn che hờ khoảng trống tựa như cái cửa của căn chòi thì thấy nó đang ngồi thu lu một góc – Sao bây lại ngồi trong xó đó?

- Bà Chín, ba con có về nữa không? Hôm nay anh Khúc nói con đừng chờ nữa, ba không về nữa đâu.

Bà Chín có phần hơi sững người, bà biết anh Khúc chỉ vì thương nó quá nên không muốn nó phải khổ chứ còn ba nó, người đàn ông đã bỏ nó đi bà không dám đưa ra bình luận gì. Nó mồ côi không họ hàng thân thích, ngày đó chòm xóm là người cưu mang nó, cả việc đi học cũng là do láng giềng góp lại lập thành cái quỹ rồi nhờ xã chủ trì liên hệ trường cho nó được đi học. Rồi cứ ai có gì ăn cứ dư ra một ít là lại đem qua cho nó, có bữa nó về không kịp giờ thì miếng bánh mì, hay hộp cơm nó mua ven đường cũng thành bữa ăn.

- Anh Khúc ảnh hay nói bậy, quan trọng là ở em thôi, nếu em muốn chờ em cứ chờ, đến không được nữa thì thôi, quyết định là ở em mà.

Chị Thìn cũng vừa mang qua cho nó lát cá vừa kịp nghe câu chuyện đang xoa đầu nó. Nó nhìn ra xa xăm bụi chuối, nghe tiếng đám thằng Hổ í ới gọi nó đi đá banh cuối buổi chiều…

* * *

- Vậy là giờ mày quyết định vào Sài Gòn học đại học hả con? Đi xe tao nghe chưa, đi mấy xe khác tao không yên tâm.

- Con biết rồi chú Phúc, mà chú cứ không lấy tiền con ngại quá.

- Cha bây, ba cái đồng bạc lẻ.

Chiếc xe bon bon đưa nó lên một chân trời mới, nơi bắt đầu những bước đi đầu tiên của cuộc đời mình, nó đã quyết định sẽ theo học sư phạm và sau bốn năm tròn nơi đất khách nó sẽ quay về để trả ơn mảnh đất nghĩa tình đã cưu mang một đứa trẻ mồ côi như nó. Ngày nó đi bà Chín khóc như mưa bắt nó mang hết đồ này tới đồ kia lên còn chị Thìn thì đợt trước khi nghe tin nó đậu đại học đã nhờ chồng rồi vận động bà con hàng xóm quyên góp tiền dắt nó lên phố trước tìm thuê trọ để đi học cho tiện. Dĩ nhiên là nó từ chối vì nó mang ơn quá nhiều rồi và cũng có ngỏ ý suốt thời gian dài đằng đẵng qua nó cũng để dành được chút ít rồi nhưng khi tới nhà trọ vẫn thấy bên một góc vali có một túi giấy báo, bên trong đựng ít tiền…

Xe vô tới bến, nó vẫy tay chào ông Phúc còn anh Khúc cứ một hai lấy con xe máy chở nó tới tận nhà trọ vì “cái bộ dạng mày lóng ngóng lần đầu lên phố tao không yên tâm”. Đợi nó dỡ đồ hết và phụ dọn dẹp anh mới chạy về bến để kịp quay đầu xe.

Chuyện về ba nó, không hẳn nó đã quên, nó vẫn để lại thông tin liên lạc nếu ba nó có một ngày quay lại tìm nó tại bến. Nó luôn cho rằng ba nó quay về hẳn sẽ là chuyện cổ tích của cuộc đời nó nhưng dù câu chuyện ấy có xảy ra hay không thì nó vẫn sẽ sống tiếp, bởi vì xung quanh nó đã có rất nhiều, rất nhiều chuyện cổ tích từ những người luôn yêu thương bảo bọc nó suốt thời gian qua viết thành.

Truyện ngắn của Lê Hứa Huyền Trân

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.