Trượt đại học, sĩ tử lũ lượt nhập viện tâm thần

Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai) mỗi năm điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú và 36 000 bệnh nhân khám ngoại trú. Trong đó, nhóm đối tượng học sinh - sinh viên đến khám và điều trị chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Thời điểm mà sĩ tử đến nhập viện tùy theo đợt, đặc biệt là đợt đang tập trung ôn thi, sắp sửa thi tốt nghiệp hoặc sắp sửa thi Đại học.

Tại viện Sức khỏe tâm thần- bệnh viện Bạch Mai thời điểm này đang có nhiều trường hợp sĩ tử vào điều trị do bị sang chấn tâm lý (áp lực từ kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH) dẫn đến bị bệnh tâm thần.
"Cận cảnh" sĩ tử bị tâm thần 
Viện Sức khỏe tâm thần một năm điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân khám điều trị nội trú và 36 000 khám ngoại trú. Trong đó, nhóm đối tượng học sinh - sinh viên đến khám và điều trị chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Thời điểm mà sĩ tử đến nhập viện tùy theo đợt, đặc biệt là đợt đang tập trung ôn thi, sắp sửa thi tốt nghiệp hoặc sắp sửa thi Đại học. 

Một sĩ tử ở Tuyên Quang, vừa trải qua kỳ thi ĐH 2013, sinh ra trong một gia đình rất khá giả. Bố mẹ đặt hết niềm tin vào em, và em cũng là một học sinh giỏi ở THPT. Do áp lực từ kỳ thi và từ phía gia đình mà em đã phát bệnh ngay trong phòng thi. Sau khi làm bài thứ nhất xong, sang bài thứ hai do không làm được nên em đã nôn nhiều và ngất xỉu đi.

Còn trường hợp thứ hai tại Hà Nội, một sĩ tử thi vào ĐH Bách Khoa do áp lực vì học quá giỏi mà sinh bệnh. Một tuần trước khi thi thì sĩ tử đã mất ngủ, sống trong ảo tưởng. Thế nên khi đi thi thì em tự cho mình là đỗ rồi. Biểu hiện của sự loạn thần, nên em đã không làm bài mà nhảy múa trong phòng thi.

Viện sức khỏe tâm thần
Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai

 Cũng có trường hợp nhập viện chỉ một sĩ tử ở Thường Tín học giỏi nên bố mẹ đặt hết niềm tin vào em. Thi xong, trong quá trình đợi kết quả do lo lắng quá mà mất ngủ, không ăn rồi đổ bệnh. Sau khi bị bệnh thì nhận được giấy báo trúng tuyển của cả hai trường mà em đã thi.

Ở Quảng Ninh, bố làm bác sĩ nhưng con bị bệnh mà không biết. Bố đi học khi con thi lớp 12. Nhưng không đỗ, sĩ tử đã rất buồn, suốt ngày khóc. Vợ ở nhà mang thầy cúng đến, thầy cúng "ra roi" để diệt quỷ trừ ma. Sau đó em bị cháy mất nửa người, mặt thì bị biến dạng do bị đánh bằng roi dâu. Sau khi bố về thì mới cho lên viện để điều trị. 

Có một số sĩ tử khi thi tốt nghiệp xong rất muốn thi vào các trường ĐH, nhưng không đủ khả năng để thi cũng sinh ra bệnh, đấy gọi là rối loạn nhân cách. Vì do thời gian ôn thi nó quá dài, sĩ tử bị suy nhược về cơ thể.  

Thậm chí có sĩ tử bị bệnh nặng đến cầm dao chém cả mẹ của mình. Bố đi công tác, mẹ ở nhà với con, lúc đầu thấy con buồn, chán ăn, chỉ nhốt mình trong phòng, đến khi mẹ lên phòng gọi xuống ăn cơm thì đã cầm dao chém vào mặt mẹ, lúc đó mới huy động cảnh sát đưa đi viện tâm thần. Nhưng bố về thì lại nghĩ con bị rối loạn tâm lý bình thường lại đưa về và cúng. 

Hay còn có trường hợp khiến bác sĩ cũng phải bất cười, khi chính sĩ tử vì không muốn thi, không muốn gia đình thất vọng nếu mình thi trật. Nên sĩ tử đã giả vờ nôn, co giật để được nhập viện, sau khi phát hiện ra bị bệnh giả thì gia đình đã không bắt sĩ tử đó phải thi nữa.

Hồi chuông cảnh báo

Trao đổi với PLVN về các trường hợp học sinh bị bệnh tâm thần do áp lực học tập và thi cử, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng T4, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bach Mai đã lý giải cơ chế sinh ra bệnh và cho rằng việc điều trị vô cùng nan giải. Và cần rung lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội khi mà liên tục các sĩ tử phải nhập viện vì bị bệnh tâm thần.

BSCK II Nguyễn Văn Dũng - chuyên ngành tâm thần, Trưởng phòng T4, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai.
BSCK II Nguyễn Văn Dũng - chuyên ngành tâm thần, Trưởng phòng T4, viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai.
Theo bác sĩ Dũng thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên. Nguyên nhân thứ nhất là nguyên nhân nội sinh là cơ thế sĩ tử bị bệnh, sau một trạng thái tiềm ẩn trong cơ thể và khi có một tác động vào thì sĩ tử sẽ phát bệnh nội sinh. Nguyên nhân thứ hai là do gia đình, do bạn bè, coi sĩ tử đó là ngôi sao quá sáng, đến khi không thi nổi thì lại sinh bệnh và trường hợp này gọi là rối loạn cấp. Nguyên nhân thứ ba là sau khi mắc một cái bệnh gì đó ví dụ như cảm cúm, suy nhược quá mức, kết hợp với ôn thi quá gian khổ thì cháu sẽ sinh ra bệnh. 

Một người tầm thần phải điều trị ít nhất ba tháng và sự tái lại thì phải tùy thuộc vào đó là bệnh gì. Phụ thuộc vào bệnh nhân có uống thốc không, nó còn phụ thuộc vào điều kiện gia đình có đủ tiền để mua thuốc không, rồi kiến thức hiểu biết về bệnh tâm thần của người nhà bệnh nhân. 

"Muốn phòng được những bệnh này thì đầu tiên phải nói lên đúng ba chương trình của truyền thông: Đầu tiên là đánh động vào chính bản thân các tâng lớp bố mẹ. Phải hướng dẫn các con về việc kiểm tra sức khỏe, theo dõi tâm sinh lý của con cái, tư vấn sức khỏe cho con, cái tốt nhất là phương pháp học tập phải đảm bảo nhất. Nên đi khám bác sĩ, chuyên khoa ngay để can thiệp sớm cho con các triệu chứng về bệnh tâm thần" bác sĩ Dũng chỉ ra. 
Về phía thầy cô giáo, rất gần gũi, người tiếp xúc 8 tiếng trong một ngày với các học sinh, thì bác sĩ Dũng cho rằng chính các thầy cô nếu thấy các em học sinh có biểu hiện bất thường hàng ngày thì cũng phải thông báo ngay cho phụ huynh. Và có một chế độ học hành hợp lý cho các em, không nên tạo sức ép quá lớn cho các em. Cũng cần phải phổ cập về kiến thức y tế cho các cháu, để cho các cháu có phương pháp học tập tốt nhất.
Còn các cháu học sinh thì cũng nắm bắt được các kiến thức để biết được về sức khỏe của mình. Từ đó tạo cho mình một thói quen học tập với thời gian ăn ngủ nghỉ cũng như là sinh hoạt hợp lý, phải đảm bảo được giấc ngủ 7 tiếng trong một ngày. 
Kim Nô

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.