Trưởng thôn “mách nước” cây thuốc trị bệnh gan

Tự mày mò học hỏi, ông Nguyễn Hùng (45 tuổi, trưởng thôn Vĩnh Nãy, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại phát hiện ra cây thuốc nam có tên “chè trạng” có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan đến gan, thận rất hiệu quả

Tự mày mò học hỏi, ông Nguyễn Hùng (45 tuổi, trưởng thôn Vĩnh Nãy, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại phát hiện ra cây thuốc nam có tên “chè trạng” có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan đến gan, thận rất hiệu quả

Trưởng thôn Hùng và thảo dược mà ông khẳng định chữa trị các bệnh về gan hiệu quả
Trưởng thôn Hùng và thảo dược mà ông khẳng định chữa trị các bệnh về gan hiệu quả

Thảo dược “lăn lóc” trong vườn nhà

Theo lời mô tả của ông Hùng, cây chè trạng thường mọc nhiều ở vùng rú cát, chỗ đất khô. Cây thuộc giống thân mềm, cao chừng 40 - 50cm, lá nhỏ và có vị đắng. Cách thức áp dụng vị thảo dược chè trạng vào chữa trị các bệnh liên quan đến bộ phận gan, được trưởng thôn Hùng hướng dẫn cực kì đơn giản như sau: Nhổ cây chè trạng phơi khô, thái nhỏ, sau đó sao vàng hạ thổ theo cách thức truyền thống của đông y.

Ông Hùng nói cụ thể hơn: “Dùng lá, thân cây chè trạng đun nước uống mỗi ngày, hoặc đơn giản pha thuốc uống như pha trà. Nước thuốc có màu đen nhưng rất thơm, vị ngọt, nên dễ uống”. Ông Hùng cho rằng người mắc bệnh gan chỉ cần uống nước chè trạng vài tuần sẽ cho tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên do đặc thù thuốc nam mang lại hiệu quả chậm, nên đòi hỏi người bệnh cần duy trì quá trình uống thuốc lâu dài. Ngay cả người bình thường vẫn có thể uống nước chè trạng hàng ngày để phòng bệnh.

Chia sẻ về cơ duyên phát hiện nên cây thuốc quý trên, ông trưởng thôn kể lại, ngày trước từng chứng kiến những bậc tiền bối trong thôn nhổ cây chè trạng về uống như thuốc. Mấy năm trở lại đây, nhiều thầy thuốc đông y cũng thường xuyên về thôn Vĩnh Nãy nhờ dân làng thu gom giúp cây chè trạng về làm thuốc. Tuy ít ai để tâm nhưng ông Hùng lại tò mò gặng hỏi, từ đó mới biết được công dụng đặc trị bệnh gan của cây. Để khẳng định công hiệu của cây thuốc này, ông Hùng lấy chính bản thân mình ra làm ví dụ.

Ông kể mình vốn mắc bệnh gan từ nhỏ, da dẻ vàng vọt. Nhưng từ ngày dùng cây chè trạng đun lấy nước uống, bệnh gan của ông thuyên giảm trông thấy, đến nay ông Hùng đã khỏi bệnh hoàn toàn. “Cây chè trạng giải độc gan, làm mát gan rất hiệu quả. Có những người say bia rượu “quắc cần câu”, sáng ra chỉ cần uống một cốc chè trạng sẽ trở nên khỏe khoắn như thường. Hay nếu ai bị chứng nổi mụn nhọt, nếu uống nước chè trạng cũng sẽ thuyên giảm đáng kể”, ông giải thích.

Với kinh nghiệm nhiều năm sử dụng cây chè trạng vào chữa bệnh, ông Hùng cho biết thêm, ngoài tác dụng giải độc gan, cây chè trạng còn chứa công dụng cải thiện chức năng của thận. Vị trưởng thôn mộc mạc tâm sự, mình không phải là thầy lang nên không thông hiểu nghề thuốc lắm. Tuy nhiên nhờ “học lỏm” được cách thức bào chế cây chè trạng làm thuốc, từ đó đem “bí quyết” phổ biến cho dân làng cùng biết và áp dụng mà thôi.

Ông Hùng cũng không thể giải thích được nguyên lí trị liệu, hàm lượng thuốc sử dụng mỗi ngày. Nhưng có một điều ông cam đoan sự thực đó là tác dụng trị bệnh gan, thận của loại thảo dược này: “Ai không tin cứ tìm cây về uống thử sẽ biết ngay. Không chỉ tôi mà rất nhiều người ở địa phương, thậm chí người ở nơi khác thường xuyên về đây săn tìm cây chè trạng trị bệnh và đều cho kết quả khả quan đến bất ngờ”.

Cây chè trạng, hay còn gọi “nhân trần cát”
Cây chè trạng, hay còn gọi “nhân trần cát”

Nỗi buồn tận diệt thảo dược quý

Trưởng thôn Nguyễn Hùng vừa nói về công dụng cây chè trạng, vừa xuýt xoa tiếc rẻ kể lại, ngày trước hễ cứ bước ra đầu ngõ, dạo một vòng quanh vườn là bắt gặp cây chè trạng nhiều vô kể. Cây mọc nhiều đến nỗi dân làng xem như là giống cỏ dại, ra sức tận diệt. Thế nhưng đó là chuyện của chừng mười năm về trước, còn bây giờ tìm khắp vùng rú cát ở Vĩnh Nãy, hiếm khi bắt gặp loài cây này.

“Hôm trước tôi dẫn người quen đi tìm suốt buổi sáng nhưng chỉ được hai cây cao bằng gang tay. Đặc biệt từ ngày người ta biết đến tác dụng trị bệnh của cây chè trạng thì chúng bị săn tìm gắt gao đến mức gần như tuyệt giống”, ông nói. Chỉ hái, chỉ tận diệt mà không được trông lại, cây chè trạng vì thế từ chỗ cho không, biếu không, chuyển sang thành món hàng bán buôn của một số người với giá vài chục ngàn mỗi bao. Có những lúc mỗi kg thảo dược này được mua với giá tới 200 ngàn đồng, đem bán với giá còn cao hơn, chẳng khác gì “cắt cổ” những bệnh nhân nghèo.

Từ thực tế ấy, ông Hùng trăn trở với công việc nhân rộng giống cây thuốc quý. Ông dẫn khách đến khu vườn rộng hơn trăm m2, giới thiệu: “Tôi đang sưu tầm cây chè trạng con từ khắp nơi đem về trồng tại đây. Cây rất khó nhân giống nên tỉ lệ sống sót tương đối thấp, tuy nhiên hy vọng lứa cây con ít ỏi này về sau sẽ sinh sôi nảy nở lên nhiều”.

Ngoài thảo dược chè trạng, trưởng thôn Hùng còn tự lập vườn bảo tồn nhiều giống cây thuốc dân gian khác như: Cây lá vằng (tức chè vằng, cao lá vằng) có tác dụng trị nhiễm khuẩn sau khi sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung; cây dứa rừng có quả, chuyên chữa trị các bệnh sỏi thận, sỏi gan, men gan cao. “Tôi chỉ là nông dân, nhưng từ nhỏ đã nghe cha ông mách lại xung quanh vườn có nhiều cây thuốc quý. Nghĩ rằng những thảo dược quý nếu bị tuyệt chủng thì thật đáng tiếc, bèn tranh thủ thời gian nhàn rỗi, kiếm tìm cây nhỏ đem về nhân giống, bảo tồn mà thôi”, ông Hùng chân chất chia sẻ.

Nhận xét về cây thuốc có tên chè trạng, lương y Lê Hữu Mạch, Chủ tịch Hội Đông y thành phố Huế giải thích: “Cây chè trạng có tên đông y là cây nhân trần. Tuy nhiên chè trạng thuộc giống nhân trần cát, tức sinh trưởng trên đất cát trắng và là vị thuốc cực kì quý hiếm”. Cũng theo lời lương y Mạch, các tài liệu đông y cổ đã từng đề cập đến tác dụng trị bệnh gan, thận của nhân trần cát hay còn gọi chè trạng. “Nhân trần cát phân bố chủ yếu ở vùng rú cát ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. Tuy nhiên ngày nay do người dân khai thác đất đai, củi đốt ồ ạt nên giống thảo dược này trở nên khan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng”, ông Mạch cảnh báo.

Mai Long

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.