Gương sáng Pháp luật

Trung tá Vũ Hoàng Đạt, Cục C06, Bộ Công an: “Siêu vận động viên” trong chiến dịch cấp căn cước công dân

Trung tá Vũ Hoàng Đạt.
Trung tá Vũ Hoàng Đạt.
(PLVN) - Trong khoảng 1 năm công tác tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư từ tháng 8/2020 đến nay, Trung tá Vũ Hoàng Đạt và đơn vị đã phối hợp đề xuất các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Luật Cư trú sửa đổi 2020, tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng, ban hành 2 Nghị định và 8 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Cư trú và Luật Căn cước công dân.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai xây dựng thành công Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (DLQGVDC) và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD), thu nhận được 50 triệu hồ sơ cấp thẻ căn cước tính đến 30/6/2021; vượt tiến độ đề ra 1 tháng.

Nhiều năm kinh nghiệm lĩnh vực hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Tốt nghiệp Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), chàng trai trẻ Vũ Hoàng Đạt bước vào cuộc sống sinh viên tại Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND), chuyên ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH). Ngay từ những ngày học tập trên giảng đường, anh Đạt đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn của Học viện CSND, là Bí thư Chi đoàn lớp B1-D26.

Năm 2005, sau khi tốt nghiệp, sĩ quan trẻ được phân công về Cục Cảnh sát QLHCVTTXH (C06), công tác tại Phòng Hộ khẩu, Chứng minh; theo dõi chuyên đề về hướng dẫn công tác đăng ký, quản lý cư trú. Suốt 8 năm làm việc tại đây, với nhiệm vụ hướng dẫn công tác đăng ký, quản lý cư trú, anh đã tham gia xây dựng Luật Cư trú 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Cư trú; trực tiếp tham mưu, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú; trực tiếp tham mưu các cấp lãnh đạo để xây dựng các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, tổ chức tập huấn, hướng dẫn Công an các địa phương thực hiện Luật Cư trú.

Trong 6 năm liền (2008-2013), anh Đạt giành danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng CAND năm 2014 và được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014. Anh cũng được tặng 4 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an vào các năm 2011, 2013, 2014, 2021 và nhiều Giấy khen của Tổng cục Cảnh sát, Cục C06.

Năm 2013, anh được phân công công tác tại Phòng Hướng dẫn công tác đăng ký, quản lý cư trú (Phòng 2) tại Cục Cảnh sát ĐKQLCT và DLQGVDC (C72). Một năm sau, anh được bổ nhiệm chức vụ Phó phòng. Trong 4 năm ở cương vị Phó phòng, anh trực tiếp tham mưu, đề xuất ban hành Luật Cư trú sửa đổi 2013 (thành viên Tổ biên tập xây dựng Luật Cư trú) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Anh còn là thành viên Tổ biên tập xây dựng Luật Hộ tịch do Bộ Tư pháp chủ trì, tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch.

Năm 2017, anh được phân công giữ chức vụ Trưởng phòng Tiếp nhận, chuyển giao và huấn luyện sử dụng công nghệ tại C72. Tại đây, anh tham mưu cho lãnh đạo Cục tổ chức các lớp tập huấn về công tác ĐKQLCT và cấp, quản lý CCCD cho công an các địa phương. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất xây dựng các văn bản liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong Dự án Cơ sở DLQGVDC và Dự án CCCD.

Thực hiện mô hình tổ chức mới, C72 sát nhập với C06, từ 2018 – 2020, anh được phân công giữ chức Phó phòng Hướng dẫn công tác cấp, quản lý chứng minh nhân dân, CCCD. Tại đây, anh cùng lãnh đạo và cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đã tham mưu cho C06 xây dựng 3 Thông tư sửa đổi các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật CCCD, 1 thông tư về lệ phí cấp CCCD do Bộ Tài chính ban hành.

Hai dự án công nghệ thông tin lớn chưa từng có

Sau khi sát nhập 5 đơn vị cấp phòng của C06 thành Trung tâm DLQGVDC, từ tháng 8/2020 đến nay, anh được điều động làm Phó Giám đốc Trung tâm, theo dõi công tác quản lý nhà nước, công tác pháp chế, công tác hướng dẫn công an các đơn vị, địa phương về đăng ký, quản lý cư trú, Cơ sở DLQGVDC và cấp, quản lý CCCD.

Trung tá Đạt (thứ 3 từ phải sang) trong một cuộc giải đáp thắc mắc trực tuyến về căn cước công dân gắn chip.

Trung tá Đạt (thứ 3 từ phải sang) trong một cuộc giải đáp thắc mắc trực tuyến về căn cước công dân gắn chip.

Thời gian mới 1 năm công tác tại Trung tâm DLQGVDC nhưng anh cùng đơn vị đã phối hợp các đơn vị liên quan đề xuất cấp thẩm quyền trình Quốc hội thông qua Luật Cư trú sửa đổi 2020; tham mưu các cấp lãnh đạo xây dựng, ban hành 2 Nghị định và 8 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Cư trú và Luật CCCD. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai xây dựng thành công Dự án Cơ sở DLQGVDC và Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD.

Việc triển khai, xây dựng Dự án Cơ sở DLQGVDC và Dự án sản xuất cấp, quản lý CCCD - là 2 dự án công nghệ thông tin lớn, chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam với phạm vi, quy mô triển khai rộng từ Trung ương đến địa phương gồm hơn 700 quận huyện và gần 11.000 xã, phường, thị trấn; có khối lượng công việc khổng lồ. Ý thức được khối lượng công việc này, Trung tâm đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch với từng bước đi, lộ trình cụ thể để hoàn thành các hạng mục công việc của Dự án.

Trong chiến dịch cấp CCCD, với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, Trung tâm đã nghiên cứu, xây dựng nhiều giải pháp, phương án, cải tiến các quy trình cấp CCCD cho từng đối tượng, từng địa bàn khác nhau để chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa phương triển khai thu nhận hồ sơ cấp CCCD đạt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể như nguyên tắc “Gần làm trước, xa làm sau, tập trung trước, phân tán sau, dễ làm trước, khó làm sau”, đồng thời cũng phải nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm thực tế để cải tiến quy trình thu nhận vân tay, chụp ảnh, quy trình thu nhận hồ sơ…. để từ đó nhân rộng trên toàn quốc.

Nhờ những giải pháp phù hợp, sự chỉ đạo quyết liệt từ TW đến địa phương, sự cố gắng, nỗ lực không quản ngày đêm của cán bộ, chiến sỹ công an các địa phương, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 3/2021 đến 30/6/2021, công an các đơn vị địa phương đã thu nhận được 50 triệu hồ sơ cấp thẻ CCCD; vượt tiến độ đề ra 1 tháng.

Bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”

Với Dự án Cơ sở DLQGVDC, Trung tá Đạt chia sẻ, vấn đề quan trọng nhất là dữ liệu thông tin của người dân phải đảm bảo được thu thập chính xác, kịp thời và thường xuyên được cập nhật. Với nguyên tắc dữ liệu dân cư phải “đúng, đủ, sạch, sống”, Trung tâm đã tham mưu, xây dựng nhiều giải pháp, phương án theo từng giai đoạn khác nhau trong việc thu thập, cập nhật thông tin dân cư như: quy trình thu thập thông tin dân cư, quy trình rà soát, đối chiếu, cập nhật các thông tin của công dân cũng như tiến hành các giải pháp để làm “sạch” thông tin dân cư trên sổ sách giấy tờ quản lý của lực lượng công an và trên hệ thống Cơ sở DLQGVDC.

Trung tá Đạt cho biết, Dự án DLQGVDC và Dự án sản xuất, cấp, quản lý CCCD đã được Bộ Công an vận hành hệ thống từ ngày 1/7/2021. Đây mới là thành công bước đầu của hai Dự án, Trung tâm nhận thấy nhiệm vụ phía trước còn rất là nặng nề, phải làm sao để các tiện ích, ứng dụng của hệ thống thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ cho công tác quản lý xã hội, quản lý con người của Nhà nước hiệu quả hơn, đặc biệt là phục vụ người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong việc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan, tổ chức.

Trong đợt bùng phát của đại dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phía Nam, Trung tâm đã tham mưu triển khai các ứng dụng tiện ích trong Cơ sở DLQGVDC để phục vụ công tác phòng chống dịch như Hệ thống phần mềm quản lý công dân vùng dịch được triển khai trên nền tảng web: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và app di động VNEID để triển khai tại các trạm kiểm soát phòng chống dịch nhằm phục vụ kiểm tra người dân di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Phần mềm giúp lực lượng chức năng thống kê tình hình người dân ra vào vùng dịch hàng ngày; những thông tin khai báo trung thực, đảm bảo chính xác cho việc truy vết F0, F1 được kịp thời, nhanh chóng phục vụ khoanh vùng, dập dịch đạt hiệu quả.

Trung tâm cũng xây dựng giải pháp khai thác thông tin trong Cơ sở DLQGVDC để hỗ trợ xác minh nhanh đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, cung cấp cho UBND các cấp. Nhờ vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được nhận tiền hỗ trợ tại nơi tạm trú, không phải về nơi thường trú để xác nhận, đồng thời hỗ trợ chính quyền địa phương chi trả đúng người, đúng số lần, không để các đối tượng xấu lợi dụng chính sách trục lợi.

Bên cạnh việc phát huy các lợi ích của Cơ sở DLQGVDC vào việc phục vụ các hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội và phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận tiện, Trung tá Đạt cho hay, Trung tâm DLQGVDC sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai các thiết bị, ứng dụng công nghệ trên nền tảng Cơ sở DLQGVDC nhằm phục vụ các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt….

Để phát huy được hiệu quả của hệ thống Cơ sở DLQGVDC; việc kết nối, chia sẻ, khai thác giữa Cơ sở DLQGVDC với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp rất quan trọng. Trung tá Đạt hy vọng các bộ, ngành, địa phương tới đây sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết nối, khai thác, chia sẻ; phát huy tối đa các tiện ích của Cơ sở DLQGVDC và tiến tới mỗi người dân Việt Nam sẽ được định danh điện tử để có thể thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự trên môi trường điện tử đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.