Gương sáng Pháp luật

Chuyên gia pháp lý Nguyễn Quốc Việt: Kiến thức và tâm huyết gửi vào 3 “đời” Bộ luật Hình sự

Dù đã nghỉ chế độ, ông Việt vẫn miệt mài nghiên cứu, tiếp tục cống hiến cho đất nước.
Dù đã nghỉ chế độ, ông Việt vẫn miệt mài nghiên cứu, tiếp tục cống hiến cho đất nước.
(PLVN) - Gần 40 năm công tác trong ngành Tư pháp, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) đã ghi dấu ấn trong nhiều Bộ luật Hình sự (BLHS), góp phần hoàn thiện BLHS 1999, đóng góp chuyên môn hoàn thiện BLHS 2015.

Biết từ động cơ máy bay đến kiến thức luật pháp

Câu chuyện đến với lĩnh vực pháp lý của ông Nguyễn Quốc Việt khá bất ngờ. Thời học sinh, ông học một trường phổ thông công nghiệp ở gần Nhà thờ Lớn (Hà Nội) để ra làm công nhân bậc 4/7. Tốt nghiệp, ông được cử sang Liên Xô (cũ) học chế tạo động cơ máy bay, rồi bất ngờ được phân công học luật.

Thời gian ban đầu chuyển sang học luật, ông gặp khá nhiều khó khăn bỡ ngỡ bởi kiến thức từng được đào tạo là khoa học tự nhiên; trong khi luật thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; từ ngữ, chuyên môn khác nhau hoàn toàn. “Song với nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng suy nghĩ “Nhà nước phân công, giao việc gì thì mình phải cố gắng hoàn thành việc ấy”, tôi đã vượt qua những khó khăn ban đầu, hoàn thành tốt việc học, trở về cống hiến”, ông hồi ức.

Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) nơi ông Việt nhiều năm lãnh đạo nhiều lần được nhận Cờ Thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng. Ông Việt cũng vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; là phần thưởng mà Đảng, Nhà nước ghi nhận những đóng góp của ông trong công cuộc xây dựng hoàn thiện pháp luật.

Năm 1973, ông Việt trở về nước, được nhận vào làm tại Ủy ban Pháp chế (tiền thân của Bộ Tư pháp ngày nay). Khi Bộ Tư pháp tái thành lập với nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ xây dựng pháp luật và quản lý các mảng hoạt động bổ trợ tư pháp, gồm các đơn vị chính là Vụ Pháp luật chung và Vụ Pháp luật Kinh tế, ông Việt vẫn tiếp tục công tác tại đây.

Năm 1987, ông được đề bạt làm Vụ phó Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (được tách ra từ Vụ Pháp luật chung). Ba năm sau, ông được cử đi biệt phái đến Văn phòng Chính phủ tham gia công tác chống tham nhũng. Năm 1993, ông quay lại Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, tiếp tục giữ cương vị Vụ phó. Đến năm 1999, ông chính thức được bổ nhiệm chức Vụ trưởng cho đến khi nghỉ chế độ vào 2009.

Phần lớn thời gian công tác của ông Việt gắn liền cùng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính. Trong quá trình công tác ấy, ông được đánh giá cùng tập thể luôn tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác pháp luật, xây dựng nhiều BLHS.

Đầu tiên phải kể đến BLHS 1985, là BLHS đầu tiên của Việt Nam; ra đời trong bối cảnh nền kinh tế bao cấp và thực tiễn tình hình tội phạm thời kỳ đó; nhưng đã rất tiến bộ. Khi xây dựng BLHS 1985, ông Việt thuộc Ban Thư ký, cùng một thành viên khác được phân công dịch BLHS 1960 của Nga để tham khảo. Trên cơ sở BLHS của Nga, các nhà làm luật đã xây dựng BLHS năm 1985 của nước ta với hai phần: Phần chung và phần tội phạm. “Các cấu thành tội phạm khi đó rất đơn giản, ngắn gọn, căn cứ vào thực tiễn của nước ta thời đó. Dù sơ khai nhưng BLHS năm 1985 cũng đã là một tiến bộ rất lớn”, ông Việt đánh giá.

Sau một thời gian dài thi hành BLHS 1985, tình hình kinh tế xã hội đất nước có những thay đổi to lớn, đòi hỏi phải sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS để đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh mới. Thực hiện chủ trương sửa đổi toàn diện BLHS, năm 1993 Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo, ông Việt là Tổ phó Tổ Biên tập.

Quá trình thực hiện, ông Việt hồi ức luôn đau đáu làm sao hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nên gửi gắm rất nhiều tâm huyết của mình. Trước hết là vấn đề nhân đạo trong chính sách hình sự. Khi được giao làm về vấn đề này, ông và mọi người trong Vụ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo luật của nước ngoài, so sánh với tình hình thực tế của Việt Nam.

Từ 44 tội danh có hình phạt cao nhất là tử hình trong BLHS 1985; đến BLHS năm 1999 chỉ còn 29 tội. Việc này phù hợp định hướng nhân đạo trong chính sách hình sự, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Theo kinh nghiệm của ông Việt, không phải cứ hình phạt nặng thì sẽ giảm tội phạm, điều quan trọng là giáo dục hướng thiện, các hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh. BLHS năm 1999 được Quốc hội thông qua đã góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trong suốt nhiều năm.

Một vấn đề khá thú vị, là ngay từ BLHS 1999, ông Việt đã mạnh dạn đề xuất một số định hướng mới, trong đó có việc bỏ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. “Bởi theo tôi, cấu thành tội phạm của tội này không rõ, quá rộng. Thời điểm đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã mời các nhà khoa học, các cán bộ công an, VKS, tòa án đến để bàn về vấn đề trên. Tôi e ngại nếu xử lý không chính xác có thể dẫn đến hình sự hóa các quan hệ dân sự, các nhà kinh doanh rất sợ”, ông Việt nhớ lại.

Khi ấy, ông Việt đặt vấn đề xem từ trước đến nay có biểu hiện gì của “cố ý làm trái” đã điều tra, truy tố, xét xử, đưa ra để mọi người xem xét, đánh giá; nhưng không thể liệt kê được vì thực tiễn cố ý làm trái rất phong phú, trong khi về nguyên tắc, pháp luật phải bám sát thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn. Qua các cuộc họp, mọi người thống nhất đặt ra 2 phương án: Bỏ tội danh trên bằng một số tội danh cụ thể khác (quan điểm của Bộ Tư pháp và doanh nghiệp); và giữ tội danh trên (quan điểm của một số cán bộ tố tụng) để xin ý kiến.

Sau khi lấy phiếu biểu quyết của các đại biểu, Quốc hội thấy số phiếu đồng ý giữ tội danh trên nhiều hơn nên vẫn giữ tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong BLHS 1999. Phải đến BLHS năm 2015, tội danh trên mới bị bãi bỏ.

“Năm 1999, quan điểm bỏ tội danh trên chưa được Quốc hội thông qua là do chúng tôi chưa chuẩn bị kỹ lưỡng. Đến 2015 khi chuẩn bị kỹ hơn, lập luận rõ ràng hơn, mới được Quốc hội thông qua”, ông Việt chia sẻ.

Dù một vài đề xuất chưa được Quốc hội thông qua trong BLHS 1999, nhưng ông Việt cho hay không nản chí; mà luôn nghiêm khắc với mình phải cố gắng tự hoàn thiện học hỏi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc; đồng thời không ngừng truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp.

Đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục cống hiến

Năm 2009 ông Việt nghỉ theo chế độ. Nhưng khi được mời tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi, hoàn thiện BLHS 2015, ông lập tức nhận lời.

Ông Việt cho biết nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những ý kiến đề xuất trong BLHS 1999 chưa được Quốc hội thông qua thì nay đã được thông qua hết. Như tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” được thay thế bằng 15 tội danh khác cụ thể trong lĩnh vực đất đai, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm xã hội, sử dụng tài sản công, bán đấu giá… “Thay 1 tội bằng 15 tội danh khác, đến giờ cũng chưa thấy phát sinh ra tội danh mới nào mà cần phải bổ sung”, ông Việt đánh giá.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Nguyễn Quốc Việt

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Nguyễn Quốc Việt

Khi tham gia xây dựng, sửa đổi hoàn thiện BLHS 2015 với vai trò chuyên gia, ông tiếp tục quan tâm chính sách hình sự với người chưa thành niên phạm tội. Ông cho hay bản thân đã nghiên cứu “đông tây kim cổ”, Công ước của Liên Hợp quốc về quyền con người, quyền trẻ em thì thấy BLHS năm 1999 “chưa đáp ứng được”.

“BLHS năm 1999 chỉ quy định người từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự với các tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ ngữ này không chính xác, khó hiểu”, ông Việt nói. Theo ông Việt, “rất nghiêm trọng do cố ý”, là từ khó hiểu với nhiều người dân bình thường. Làm sao để các em biết hành vi nào là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để phòng ngừa? Ông Việt đã “tìm lời giải” bằng cách đưa vấn đề người từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu TNHS với một số tội nhất định (15 tội) gồm tội “Giết người”, “Cướp tài sản”… ra Tổ biên tập. Tại đây, các thành viên thảo luận rồi thêm bớt một số khác vào, sau đó trình Quốc hội.

“Quốc hội sau đó đã quyết định người thành niên chỉ phải chịu TNHS với 28 tội danh. Đây cũng là một cái đạt được trong quá trình sửa đổi BLHS 2015. Bởi một trong những định hướng của BLHS sửa đổi là phải hội nhập quốc tế, phù hợp các hiệp ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, ông Việt nói.

Không chỉ tham gia góp ý sửa đổi BLHS, ông Việt còn tham gia nhiều dự án nước ngoài, viết bài nghiên cứu cho các tạp chí trong lĩnh vực pháp lý… Nhiệt huyết với ngành Tư pháp, với việc hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật chưa bao giờ vơi bớt trong ông.

Từ 44 tội danh có hình phạt cao nhất là tử hình trong BLHS 1985; đến BLHS năm 1999 chỉ còn 29 tội. Việc này phù hợp định hướng nhân đạo trong chính sách hình sự, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Theo kinh nghiệm của ông Việt, không phải cứ hình phạt nặng thì sẽ giảm tội phạm, điều quan trọng là giáo dục hướng thiện, các hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh. BLHS năm 1999 được Quốc hội thông qua đã góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trong suốt nhiều năm.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.