Trung Quốc truy quét “sâu mọt” khoa học và công nghệ

Trung Quốc truy quét “sâu mọt” khoa học và công nghệ
(PLO) - Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ để phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng đang ngày càng gia tăng của hệ thống tài trợ khoa học đã trở thành vật cản cho những tiến bộ về mặt kỹ thuật và khoa học của nước này. 
Tại một cuộc họp báo diễn ra ngày 11/10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Wan Gang cho biết ông “choáng váng, tức giận và đau khổ” trước vấn nạn tham nhũng khoa học ở nước này. Dù không nêu cụ thể nhưng ông Wan nói rằng các vụ việc này có liên quan đến hành vi lạm quyền và biển thủ một lượng lớn các khoản công quỹ của một nhà khoa học môi trường nổi tiếng và một quan chức cấp cao trong ngành khoa học Trung Quốc. 
Tháng 9 vừa qua, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Đông Li Xinghua đã bị cách chức. Một số nguồn tin cho rằng, việc mất chức của ông Li có liên quan đến một số lượng lớn các dự án nghiên cứu công nghệ đèn LED vốn do ông này kiểm soát trong vài năm qua.
Theo một báo cáo gần đây về các khoản quỹ dành cho khoa học và công nghệ quốc gia do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc tiến hành, tổng vốn đầu tư hàng năm dành cho nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc trong năm 2012 đã lần đầu tiên vượt quá 1.000 tỉ nhân dân tệ (164 triệu USD). Trong vòng 5 năm trở lại đây, chỉ số tăng đều đặn mỗi năm 20%. 
Những con số này khẳng định việc Chính phủ Trung Quốc quyết tâm theo đuổi chiến lược quốc gia hỗ trợ khoa học và công nghệ. Về lý thuyết, điều này hẳn sẽ cho phép Trung Quốc đạt được những tiến bộ xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, chiều hướng tham nhũng trong cộng đồng khoa học đã biến thành trở ngại bất ngờ cho tiến bộ khoa học và kỹ thuật của nước này.
Một cuộc khảo sát toàn quốc được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tiến hành năm 2004 đã chỉ ra rằng, chỉ có 40% các khoản kinh phí nghiên cứu được chi cho việc nghiên cứu và phát triển, trong khi quá nửa còn lại đã bị chi vào các khoản “nằm ngoài mục tiêu”. Phó Thị trưởng Quảng Châu Wang Dong tại một cuộc họp báo diễn ra ngày 31/7 vừa qua tiết lộ, 60% các khoản quỹ đó trên thực tế được dành cho các hoạt động như hội thảo và đi lại. 
Một báo cáo của hãng tin nhà nước Tân Hoa xã thì cho biết, các cơ quan kiểm toán trong 3 năm qua đã phát hiện ít nhất 39 trường hợp vi phạm nghiêm trọng và tham ô hàng tỉ nhân dân tệ từ các quỹ tài trợ nghiên cứu. Báo cáo kết luận rằng một số phương pháp biển thủ công quỹ phổ biến nhất là trả tiền trợ cấp cho các thành viên trong các ban nghiên cứu vốn không được phép theo quy định của Trung Quốc, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và mua xe cộ hay các tài sản phục vụ cho mục đích cá nhân. 
Bộ trưởng Wan Gang tại cuộc họp báo mới đây cho hay, Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này. Theo Bộ trưởng Wan, vấn đề cốt lõi trong cuộc chiến chống tham nhũng là tăng cường sự minh bạch về thông tin và giám sát công.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.