Trung Quốc: Nhức nhối thực trạng vô sinh

Trung Quốc: Nhức nhối thực trạng vô sinh
(PLO) - Cách đây 3 năm, cô Xi Xiaoxin, 35 tuổi không bao giờ nghĩ rằng cô sẽ gặp khó khăn trong việc sinh con. Mặc dù kết hôn từ năm 2012 nhưng mong ước của cô lúc bấy giờ chỉ là được đi du lịch khắp thế giới cùng chồng. Vào năm 2015, với ước muốn có một đứa trẻ… con đường sinh sản lại trở thành một vấn đề gian nan. 

Theo CNN, Xi là một trong hàng trăm nghìn người phụ nữ thành thị ở Trung Quốc đang phải vật lộn với vấn nạn hiếm muộn. “Cho đến giờ tôi mới nhận ra rằng để có một đứa trẻ khó khăn đến như thế nào”, Xi nói. Xi đã trải qua 3 năm điều trị vô sinh với nhiều phương pháp khác nhau, từ việc dùng một loại thuốc thảo dược đắng trong 3 tháng, đến 3 đợt điều trị cảm ứng rụng trứng và một phẫu thuật nội soi để phục hồi các mô di dời trong tử cung.

Năm nay, chị quyết định thử nghiệm thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm tại một phòng khám của nhà nước với chi phí  4.700 USD, tương đương với khoảng 4 tháng lương ở các thành phố giàu có như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Chị cho biết thêm đây là khoản phí không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Chị cảm thấy khó chịu ở các bệnh viện nhà nước vì phải dậy sớm và đến phòng khám hàng tuần và dành 4 giờ ở đó hầu hết chỉ để xếp hàng chờ đợi. Trong khi bác sĩ chỉ tư vấn cho chị vỏn vẹn 5 phút. Nhưng đó chỉ là vấn đề nhỏ, cái mà Xi lo lắng đó là chi phí chữa trị. 

Cuộc chiến toàn dân

Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, trì hoãn thiên chức làm mẹ trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Có rất nhiều yếu tố khiến những người phụ nữ Trung Quốc có suy nghĩ này, như chi phí sống và nuôi con đắt đỏ, giờ làm việc kéo dài, chính sách không tạo điều kiện cho bà mẹ và trẻ em…

Ngoài ra, theo một số chuyên gia cho rằng các nhân tố môi trường như ô nhiễm cũng có thể là một nguyên nhân gây ra hiếm muộn, đặc biệt ở nam giới. Tuy nhiên, những yếu tố trên chỉ là một phần nhỏ. Đây không phải là cuộc chiến cá nhân mà nó là cuộc chiến của toàn quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ sinh sản của Trung Quốc rất thấp, ước tính 1,6 trẻ em/ 1 phụ nữ trong năm 2017. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ 2,1 cần thiết để giúp dân số phát triển ổn định. 

Trước vấn nạn trên, chính quyền Trung Quốc đang tìm cách tăng tỷ lệ sinh, nhưng thật trớ trêu khi kim tự tháp dân số đã trở thành hình tháp ngược, tức là nước này có ngày càng ít người trong độ tuổi lao động để hỗ trợ dân số già. Để đảo ngược tình thế hiện tại, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi trong chính sách dân số, vốn từ lâu tập trung vào việc giữ tỷ lệ sinh thấp. Cụ thể vào năm 2015, nước này đã loại bỏ chính sách một con kéo dài nhiều thập niên. Năm nay, Trung Quốc bãi bỏ Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình, cơ quan thực thi chính sách một con khắc nghiệt, khiến nhiều gia đình e dè trong thời gian dài.

Tuy vậy, quyết định cho phép các cặp vợ chồng có hai con giờ đang đi sau sự gia tăng trong nhu cầu điều trị vô sinh ở phụ nữ lớn tuổi. Cô Xi và chồng từng không muốn có con khi con còn trẻ, nhưng những năm gần đây, mỗi khi nhìn thấy những người già, vợ chồng cô mới bắt đầu lo lắng rằng họ sẽ vô cùng cô đơn trong tương lai nếu không có con cháu. 

Tuổi tác là nguyên nhân chính 

Hiện không có con số thống kê chính xác về số người vô sinh ở Trung Quốc. Nhưng theo báo cáo từ 6 năm về trước của Hiệp hội Dân số Trung Quốc, vô sinh có thể ảnh hưởng tới khoảng 40 triệu người bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới, nhất là khu vực thành thị. Còn ở nông thôn, vấn đề này không nghiêm trọng bằng vì người dân ở đây thường kết hôn sớm hơn.

Phoebe Pan, người dẫn đầu một nhóm trên mạng xã hội Wechat, chuyên trợ giúp cho những phụ nữ đang phải đối mặt với tình cảnh hiếm muộn. Pan thường viết blog chia sẻ trải nghiệm của mình về hội chứng buồng trứng đa nang, một vấn đề hormone có thể dẫn đến vô sinh nữ. “Tôi biết rất nhiều phụ nữ Trung Quốc đang bị choáng ngợp và sợ hãi trước cái gọi là vô sinh và các vấn đề liên quan đến vô sinh”, Pan nói. 

Cô cho rằng tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề vô sinh ở phụ nữ. Việc không thể có con đã khiến những người phụ nữ vô cùng đau khổ, nhưng nghiêm trọng và đau đớn hơn khi họ phải chịu sự kỳ thị từ xã hội Trung Quốc. Nhiều phụ nữ mà Pan tiếp xúc nói rằng họ cảm thấy xấu hổ, không dám chia sẻ với gia đình và bạn bè và hậu quả là sự thiếu kiến thức diễn ra ở phụ nữ Trung Quốc. 

Tìm mọi cách chữa trị 

Hiện nay, nhu cầu cho thụ tinh nhân tạo ngày càng tăng cao, phản ánh giấc mơ mà nhiều bậc cha mẹ từng có nhưng bị cấm thực hiện trong hơn 30 năm. Tính đến năm 2016, chỉ có 451 phòng khám trên toàn quốc cung cấp dịch vụ thụ tinh nhân tạo được cấp phép bởi chính phủ, có nghĩa là cứ với 10 triệu người Trung Quốc thì chỉ có 3,3 trung tâm sinh sản được cấp phép, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Qianzhan. Ước tính 800.000 đàn ông và phụ nữ không thể tiếp cận với việc điều trị sinh sản có chất lượng. 

Và theo báo cáo, các phòng khám sinh sản ở Trung Quốc đã không thành công như các phòng khám ở nơi khác vì công nghệ lạc hậu. Với tỷ lệ thụ thai 30%-40%, Trung Quốc tụt lại phía sau các nước như Mỹ, Thái Lan và Malaysia có tỷ lệ thụ thai 60%-65%. Điều này đã khiến nhiều người Trung Quốc ra nước ngoài để có thể điều trị khả năng sinh sản, với Mỹ và Thái Lan là những lựa chọn hàng đầu.

Tiến sĩ Hal Danzer, một chuyên gia sinh sản ở Los Angeles, có một danh sách dài các bệnh nhân là người Trung Quốc. Ông cho biết, tuổi tác không phải là nguyên nhân duy nhất. “Tôi thấy nhiều doanh nhân Trung Quốc làm việc 12 giờ/ngày và 6 ngày/tuần. Họ không có chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe. Họ thừa cân, họ thường xuyên hút thuốc, uống rượu. Chính vì vậy mà tinh trùng của họ rất yếu”, bác sĩ Danzer nhận định. Thụ tinh nhân tạo chỉ là một phần. Khi khát khao có một đứa con, những người hiếm muộn tìm mọi cách để chữa trị, từ phương pháp y học cổ truyền đến việc sử dụng công nghệ hiện đại. Và nhu cầu chữa trị tăng cao, nhiều người nhận ra cơ hội kinh doanh kiếm lợi nhuận. 

Điển hình là ông Fang, một bác sĩ làm việc tại bệnh viện công ở tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Ông điều hành một loạt cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm hỗ trợ sinh sản trên Taobao, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Ông nói rằng ông bán hàng chục nghìn gói thảo dược ngâm chân tự chế mỗi tháng và nhu cầu khách hàng tăng lên trong những năm gần đây, vượt xa mong đợi của ông.

Mặc dù ông Fang thừa nhận rằng ngâm chân không phải là một loại phép thuật, ông nghĩ nó cải thiện sức khỏe tổng thể của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể họ mang thai. Theo ông, trong y học cổ truyền Trung Quốc, bàn chân được coi là bộ phận rất quan trọng để duy trì sức khỏe.

Ngoài ra, người ta cũng tìm tới công nghệ tiên tiến để giải quyết những vấn đề. Chị Pan cho biết các ứng dụng theo dõi rụng trứng là “rất phổ biến” đối với những người đang điều trị khả năng sinh sản. Một ứng dụng đang được nhiều người sử dụng nhất tại Trung Quốc có tên Fengkuangzaoren, hay “Điên cuồng vì sinh con”.

Ứng dụng cung cấp một loạt các bộ theo dõi như nhiệt độ cơ thể, lịch rụng trứng và kinh nguyệt để tư vấn những ngày tốt nhất cho việc thụ thai. Ứng dụng hoạt động với tính năng cốt lõi là một công cụ sử dụng thuật toán để hỗ trợ quy trình thụ tinh trong ống nghiệm, cụ thể là dự đoán tổng chi phí, tỷ lệ thành công và môi giới khách hàng với các phòng khám địa phương và ở nước ngoài. Hiện ứng dụng đang có tới 8 triệu người sử dụng và giúp 70.000 gia đình thành công trong vòng 4 năm qua.

Cô Xi cũng là một trong những người dùng tích cực ứng dụng này. Cô cũng là thành viên của bảy nhóm chat trên một trang mạng xã hội, trong đó mọi người chia sẻ kinh nghiệm điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Xi chỉ mới bắt đầu đợt điều trị đầu tiên của mình, và một con đường dài phía trước đang chờ cô. “Mặc dù quá trình này khiến cả tinh thần và thể chất mệt mỏi, nhưng miễn là có một tia hy vọng, chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì. Rồi cuối cùng chúng tôi sẽ có một đứa con”, Xi nói.

Tin cùng chuyên mục

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.