Trung Quốc muốn lập siêu đài phát thanh-truyền hình cải thiện hình ảnh đất nước

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
(PLO) - Trung Quốc đang muốn tạo nên một siêu đài phát thanh- truyền hình nhằm xây dựng hình ảnh nước này trên thế giới. 

Phát triển sức mạnh mềm

Theo CNN, Đảng Cộng sản Trung Quốc lập cơ quan truyền thông “Tiếng nói Trung Quốc” (VOC) dưới sự hợp nhất của ba mạng lưới quốc gia do nhà nước điều khiển: Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) và Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR). Dự kiến sẽ tuyển dụng hơn 14.000 người vào làm việc. 

Việc sáp nhập được tiết lộ trong một văn kiện của Đảng Cộng sản về một chương trình tái cơ cấu lại Chính phủ, được Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ nhằm tăng cường sự kiểm soát của đảng trong mọi khía cạnh quản lý nhà nước. Không những thế, Tân Hoa xã cũng đã công bố tài liệu nói về việc Chính phủ đã thông qua việc sáp nhập các cơ quan truyền thông nói trên. 

Sau cuộc họp lãnh đạo CCTV, CRI, CNR hôm qua tại Bắc Kinh, ông Thận Hải Hùng, 51 tuổi, Phó cục trưởng Cục quản lý về báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc (SAPPRFT) được bổ nhiệm làm giám đốc kiêm bí thư đảng ủy “Tiếng nói Trung Quốc”.

 “Tiếng nói Trung Quốc” sẽ trở thành một bộ phận của Chính phủ Trung Quốc nhưng chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên truyền trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng theo tài liệu này, nhiệm vụ chính của VOC sẽ là “thúc đẩy các lý thuyết, nguyên tắc và chính sách của đảng”, phối hợp và tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng khắp, tăng cường định hướng và dẫn dắt dư luận”, nhưng quan trọng nhất là “nâng cao năng lực truyền thông trên toàn cầu và kể những câu chuyện tốt về Trung Quốc”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới CCTV, CNR và CRI năm 2016 đã yêu cầu tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước phải thể hiện sự trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Nếu một quốc gia bị tụt hậu, nó sẽ bị đánh bại. Nếu quốc gia đó nghèo, nó sẽ chết vì đói. Còn nếu một nước mà mất đi tiếng nói của mình, quốc gia đó sẽ bị người ta xúc phạm và sỉ nhục”, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh. 

Muốn cải thiện hình ảnh đất nước trên toàn cầu

Được biết, cơ quan truyền thông này được hình thành vào thời điểm nhà cầm quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức kiểm soát thông điệp của họ trong thời đại Internet và truyền thông xã hội. Ngoài ra, họ cũng đang nỗ lực rót tiền vào các dự án tuyên truyền ở nước ngoài. 

Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã chi hàng tỷ USD cho một chiến dịch toàn cầu về công tác tuyên truyền và “quyền lực mềm” nhằm nâng cao hình ảnh đất nước đối với quốc tế. Điển hình như việc CCTV đã hoạt động truyền thông mạnh mẽ ở Washington và Nairobi, thủ đô của Kenya, trong khi đó CRI  phát sóng trên 65 ngôn ngữ - nhiều hơn bất kỳ đài phát thanh nào trên thế giới. Thậm chí sâu rộng hơn, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thành lập các trung tâm văn hoá - như các Viện Khổng Tử để quảng bá ngôn ngữ Trung Quốc - trên toàn thế giới, tăng cường viện trợ cho các tổ chức tư vấn nước ngoài nhằm nỗ lực để hình thành dư luận xã hội. 

Dưới thời ông Tập, Bắc Kinh ngày càng mong muốn được mọi người lắng nghe trên trường quốc tế, nơi mà Trung Quốc cho rằng vốn đã bị các phương tiện truyền thông phương Tây thao túng bằng các bài viết thiếu công bằng và thiên kiến về Trung Quốc. Nhiều hoạt động truyền thông của Trung Quốc ở nước ngoài bị phản đối dữ dội, các nước như Úc và Mỹ cáo buộc Bắc Kinh can thiệp chính trị thông qua các hoạt động ngoại quốc. Thậm chí, theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew ở Mỹ, đa số người dân ở Mỹ, Nhật Bản, Đức và Ý không có cái nhìn thiện cảm đối với Trung Quốc. Họ thậm chí còn nghi ngờ các hoạt động liên quan tới Trung Quốc. 

Điển hình nhất là sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) được ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2013 và tích cực thúc đẩy đang nhận được cái nhìn ngờ vực, thiếu thiện chí từ thế giới. Bất chấp các tuyên bố và những hứa hẹn của chính quyền Bắc Kinh về lợi ích khi tham gia BRI, báo chí phương Tây liên tục chỉ ra những bài học đắng khi bắt tay với Trung Quốc. Giới học giả phương Tây gọi đó là những cái bẫy nợ của Trung Quốc và thực tế là nhiều nước đã rơi vào đó.

Ông Tập, người từng nhiều lần yêu cầu các phương tiện truyền thông nhà nước “kể những câu chuyện tốt về Trung Quốc”, cam kết sẽ xây dựng một hệ thống cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc ở nước ngoài, biến nó trở thành một trong những tiếng nói hàng đầu có ảnh hưởng tới các vấn đề của thế giới.

Được biết, nếu được thành lập, “Tiếng nói Trung Quốc” sẽ là một trong những cơ quan truyền thông có quy mô lớn nhất thế giới. Hiện tại, CCTV có ít nhất 10.000 nhân viên, hơn 70 văn phòng đại diện tại nước ngoài, CRI với 2.000 người đã lên sóng với hơn 60 ngôn ngữ, còn CNR có hơn 2.100 nhân viên.  

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.