Trung Quốc muốn dùng "vũ khí tấn công mạng" trong tranh chấp Biển Đông?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -Hàng loạt vụ tấn công mạng nhằm vào trang web của các cơ quan quan trọng của Việt Nam và Philippines diễn ra chỉ ít ngày sau khi Tòa trọng tài thường trực ở La Hay, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Tình tiết này cộng với những thông điệp mà tin tặc để lại khiến nhiều người có cơ sở để nghĩ rằng các vụ việc này do Trung Quốc “giật dây”.

Liên tiếp các vụ tấn công

Sau vụ tấn công sân bay Việt Nam, những tin tặc để lại thông điệp cho thấy thủ phạm là nhóm hacker Trung Quốc có tên 1937CN. Thực ra, đây là cái tên không mới, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines bởi các trang web của chính phủ Việt Nam và Philippines từng là những nạn nhân của nhóm tin tặc này. 

Theo tờ Philstar của Philippines, 3 ngày sau khi phán quyết của Tòa trọng tài được công bố đã có ít nhất 68 trang web của nước này bị tấn công mạng dưới nhiều mức độ khác nhau, bao gồm tìm cách tấn công, đánh sập hoàn toàn, khiến các trang web lâm vào tình trạng từ chối truy cập hay thay đổi nội dung trên các trang web này.

Trong số các trang web Philippines bị tấn côngđợt này có nhiều trang web của các cơ quan quan trọng trong chính phủ Philippines như Bộ Quốc phòng, Lực lượng bảo về bờ biển Philippines, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Cơ quan quản lý nhân viên của Phủ tổng thống và nhiều trang web có đăng ký tên miền gov.ph. Cùng đợt, trang web của Ngân hàng trung ương Philippines cũng đã trở thành mục tiêu tấn công nhưng giới chức ngân hàng này đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời. 

Đến ngày 18/7, theo hãng tin Inquirer, trang web của Ủy ban kiểm toán Philippines (COA) - cơ quan kiểm toán nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm kiểm toán tất cả doanh thu, các nguồn lực và các khoản thu chi của nước này – cũng đã bị tấn công, đánh sập hoàn toàn.

Xa hơn, tháng 6/2015, trang web của Bảo tàng nghệ thuật và khoa học trực thuộc trường Đại học Santo Tomas (UST) của Philippines cũng đã bị tin tặc tấn công. Trong nội dung để lại trên trang web của Bảo tàng trên, những tin tặc đã chỉ trích “hành động chung” của Philippines và Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông. “Biển Đông là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc” – nhóm tin tặc để lại dòng chữ trên trang web bị tấn công và cũng giới thiệu chúng là “Nhóm Trung Quốc 1937CN”.

Những nạn nhân khác

Hồi tháng 7/2015, Công ty an ninh mạng ThreatConnect cho biết trang web của Tòa trọng tài thường trực cũng đã bị “một người nào đó từ Trung Quốc”, mà theo nhiều nguồn tin cũng chính là 1937CN tấn công, cài mã độc hòng đánh cắp dữ liệu cá nhân của những người quan tâm đến phiên tòa và đã truy cập vào trang web của tòa. 

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin từ công ty trên cho hay vụ tấn công diễn ra trong lúc Tòa trọng tài đang tổ chức phiên điều trần kéo dài 1 tuần về thẩm quyền của tòa trong việc xét xử vụ kiện do Philippines đệ trình phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Trước đó, năm 2014, tin tặc người Trung Quốc M4ix#4s - một thành viên của nhóm 1937CN cũng đã tấn công trang web của Cục quản lý quá cảnh liên bang thuộc Bộ giao thông vận tải của Mỹ. Tại thời điểm đó, tên tin tặc trên đã tẩy xóa các nội dung trên trang web của quản lý quá cảnh liên bang.

Ngoài ra, cũng có thông tin cho biết 1937CN cũng đã tấn công một số trang web của Nhật Bản – nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Theo trang web SecurityDaily, bên cạnh việc tự thực hiện các vụ tấn công, 1937CN còn lập một trang web nhằm khuyến khích những tin tặc khác tấn công vào các trang web của Việt Nam và một số nước khác.

Với nhiều hoạt động phá hoại trên quy mô lớn như vậy, 1937CN được hack-cn.com - trang web chuyên theo dõi, thống kê và xếp hạng các nhóm tin tặc của Trung Quốc - cho rằng đây hiện là nhóm tin tặc mạnh nhất và được nhiều người biết đến nhất tại nước này dù không ai thực sự biết nhóm này có tổng cộng bao nhiêu thành viên. 

Hình ảnh nhóm tin tặc được cho là 1937CN để lại trong vụ tấn công trang web UST của Philippines.
Hình ảnh nhóm tin tặc được cho là 1937CN để lại trong vụ tấn công trang web UST của Philippines.

Theo hack-cn.com, đến nay, 1937CN đã thực hiện tổng cộng 36.820 cuộc tấn công mạng vào hệ thống các trang web của Việt Nam và một số nước khác kể từ khi chính thức “xuất đầu lộ diện” vào năm 2014. 

Tuy nhiên, đến ngày 30/7, 1937CN đã bác bỏ thông tin rằng nhóm này đứng sau vụ tấn công mạng nhằm vào trang web của Việt Nam. “Tổ chức của chúng tôi liên tục bị chỉ trích và quy chụp về các vụ tấn công trên mạng. Điều này không hợp lý, thiếu tính khoa học.

Chúng tôi nhã nhặn đề nghị người dân Việt Nam trong những ngày hè nóng nực này, hãy bình tĩnh, hãy uống trà, bật quạt lên, lên xe máy đưa gia đình ra biển” – thông cáo bằng tiếng Trung Quốc được đăng tải trên trang web của nhóm trên nói nhưng không nêu cụ thể vụ tấn công vừa xảy ra ở Việt Nam. Song, chúng vẫn không quên “gài” thêm một câu đầy kích động: “Hãy hô to, Biển Đông thuộc về Trung Quốc”.

Vũ khí bí mật của Trung Quốc?

Trong bài viết trên trang Diplomat hôm 22/7, tác giả Anni Piiparinen – trợ lý giám đốc của trung tâm Sáng kiến mạng quản lý các vấn đề nhà nước về không gian mạng cho rằng các cuộc tấn công mạng chính là vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Tác giả Piiparinen cho biết, từ mùa hè năm ngoái cô đã dự báo Philippines, Mỹ và các nước khác nên bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc tấn công mạng quy mô lớn từ các tin tặc Trung Quốc nếu phán quyết của Tòa trọng tài đi ngược lại với các lợi ích của Trung Quốc.

Ngoài Philippines, Việt Nam cũng là mục tiêu phổ biến của tin tặc Trung Quốc. Piiparinen đã cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với các đơn vị mạng của Trung Quốc “và họ cần phải bắt đầu đầu tư nghiêm túc vào việc phòng thủ mạng tinh vi thông qua việc tăng đầu tư quốc gia, các sáng kiến khu vực và tăng cường liên minh quốc tế”.

Vẫn theo tác giả bài báo, với việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết trọng tài, Philippines từ chối đàm phán song phương, tình hình trong khu vực chắc chắn sẽ còn phức tạp trong thời gian tới. “Và dù mức độ tham gia của chính phủ Trung Quốc vào các vụ tấn công mạng đến đâu thì hậu quả của phán quyết của Tòa trọng tài sẽ không kết thúc ở đây” – Piiparinen nhận định.

Thông cáo báo chí về việc tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại CHKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất:

Chiều ngày 29/7/2016, tại một số khu vực quầy làm thủ tục hàng không tại Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất và CHKQT Nội Bài đã bị tin tặc tấn công. Do đó, hành khách đã phải làm thủ tục check-in thủ công thay cho hệ thống điện tử. 

Việc tin tặc tấn công làm gián đoạn thời gian check-in của hành khách và thực hiện thủ tục check-in thủ công có thể đã gây ra chậm chuyến bay cho một số hành khách.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo Cảng vụ hàng không miền Bắc và Cảng vụ hàng không miền Nam cùng các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an để phối hợp xử lý.

Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo các cảng hàng không, cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát an ninh hàng không, đặc biệt là các khu vực có màn hình tivi; rà soát, kiểm tra các khu vực nhạy cảm, tăng cường các khu vực tập trung đông hành khách nhằm ngăn chặn vụ việc tương tự.

(Theo http://www.caa.gov.vn/)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.