"Xóa rào" để nhiều người dân tộc thiểu số tham gia cơ quan dân cử

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trên thực tế, tỉ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia các cơ quan dân cử trong các nhiệm kỳ gần đây ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các ứng viên là người DTTS. Bởi vậy, để đồng bào các DTTS góp tiếng nói nhiều hơn tại các cơ quan dân cử thì rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 DTTS với số dân trên 12 triệu người (chiếm 14,3% tổng dân số). Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội (QH) gần đây, tỷ lệ đại biểu người DTTS chiếm từ 15,6% đến 17,27% (so với tỷ lệ dân số là 14,3%). Trong tổng số 500 đại biểu QH khóa XIII, có 78 đại biểu QH là người DTTS thuộc 29 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 15,6%). Đại biểu là người DTTS tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 688 người, chiếm 18%; cấp huyện và cấp xã chiếm hơn 20%. 

Ngày càng khẳng định vị thế

Theo Nghị quyết số 1135/NQ-UBTVQH13/2016 của Ủy ban Thường vụ QH, đối với tỷ lệ ứng cử, trúng cử đại biểu QH khóa XIV là người DTTS, dự kiến khi lập danh sách chính thức những người ứng cử ít nhất là 162 người, bằng 18% tổng số người trong danh sách ứng cử và phấn đấu trúng cử ít nhất là 90 đại biểu, bằng 18% tổng số đại biểu QH.

Đối với công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, đảm bảo số lượng hợp lý người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người DTTS phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương. Phấn đấu số đại biểu HĐND được bầu là người DTTS không thấp hơn số đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011- 2016 là người DTTS ở đơn vị hành chính đó.

Có thể nói, tỷ lệ đại biểu QH là người DTTS trong các cơ quan dân cử luôn được Đảng, Nhà nước chú ý quan tâm bảo đảm về số lượng và thành phần các dân tộc. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, chất lượng đại biểu cũng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của QH. Đa số các đại biểu được cơ cấu đều đã kinh qua hoạt động thực tiễn và là người tiêu biểu cho từng dân tộc thiểu số mà mình đại diện, có đạo đức và phẩm chất tốt, được cử tri tín nhiệm cao.

Tại diễn đàn QH, nhiều đại biểu DTTS đã có những đóng góp quan trọng trong các quyết sách của Quốc hội, nhất là các chính sách liên quan đến dân tộc. Điều này cho thấy, đại biểu DTTS ngày càng có tiếng nói trong các cơ quan dân cử.

Tuy nhiên, theo ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam), mặc dù các nhiệm kỳ gần đây, tỉ lệ đại biểu là người DTTS trong các cơ quan dân cử luôn cao hơn so với số dân, song vẫn có một số dân tộc chưa từng có đại diện trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. “Tôi đề nghị nên cân nhắc, xem xét kĩ hơn, tăng thêm đại biểu ở các thành phần dân tộc vì điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc”- ông Que kiến nghị.

Những rào cản không nhỏ

Nhiều ý kiến cho rằng, để đạt được những yêu cầu mà Nghị quyết 1135 đã đề ra, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các ứng viên là người DTTS. Đơn cử như mặt bằng dân trí của các DTTS nhìn chung còn thấp, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng lớn, phức tạp, chia cắt bởi nhiều sông, suối; nhiều người không biết chữ và tiếng phổ thông nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền ứng cử và bầu cử.

Bên cạnh đó, các ứng cử viên là người DTTS còn phải kèm theo nhiều cơ cấu như: ứng cử viên nữ, trẻ, là người ngoài Đảng. Đây cũng là khó khăn trong công tác triển khai vận động bầu cử cũng như đảm bảo mục tiêu có ít nhất 18% tổng số đại biểu QH là người DTTS.

Theo ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của QH, kết quả trúng cử phụ thuộc rất lớn vào quá trình chọn người ứng cử và quá trình vận động tranh cử. Do đó, để đạt được mục tiêu như dự kiến, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực, đồng thuận của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác bầu cử, từ hiệp thương giới thiệu người ứng cử đến vận động tranh cử.

Nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng tiến hành hoạt động vận động tranh cử cho các ứng cử viên người DTTS, vừa qua, Hội đồng dân tộc của QH đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng vận động tranh cử cho 90 ứng cử viên đại biểu QH khóa 14 và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 là người dân tộc thiểu số ở 17 tỉnh phía Bắc.

“Nhiều ứng cử viên là dân tộc rất ít người, lại là ứng cử viên ở vùng sâu, vùng xa, cho nên lớp tập huấn lần này của Hội đồng dân tộc hướng tới mục tiêu giúp cho các ứng cử viên có thêm kinh nghiệm, có thêm kiến thức, kĩ năng, bản lĩnh, sự tự tin để tiến hành các vận động tranh cử cho mình tốt hơn”- ông  Nguyễn Lâm Thành cho biết.

Những lớp tập huấn như vậy rất cần thiết để đem lại cơ hội thành công cao hơn cho các ứng viên là người DTTS. Song về lâu dài, để tăng số lượng đại biểu người DTTS tham gia vào các cơ quan dân cử cũng như để quy tụ đầy đủ 54 thành phần dân tộc trong QH thì các cấp, các ngành cần có những hành động quyết liệt hơn nữa để quy hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, đưa miền núi, vùng đồng bào DTTS từng bước phát triển và tiến kịp miền xuôi.

“Số lượng người DTTS được giới thiệu ứng cử đại biểu QH do Ủy ban thường vụ QH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của QH, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu QH là người DTTS” (Khoản 2, Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND 2015 ).

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.