Từ tàu khu trục, frigate tới tàu sân bay trong chiến tranh hiện đại

MIG 17 của Không quân Việt Nam.
MIG 17 của Không quân Việt Nam.
(PLO) - Chiến tranh Việt Nam với vai trò tham chiến chính thức của Mỹ về hình thức đã bắt đầu chính là trên biển - từ cái gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mỹ nói rằng, ngày 2/8/1964, các tàu phóng lôi của Bắc Việt Nam đã tấn công 2 tàu khu trục Mỹ trong Vịnh Bắc Bộ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ là chuyện này đã xảy ra trên thực tế hay là do người Mỹ bịa đặt để có cớ phát động chiến tranh, hay là người Mỹ tưởng tượng ra?
Trong quá trình chiến sự sau đó, đã không xảy ra những trận hải chiến do sự bất cân đối về lực lượng hai bên.
Chỉ vào tháng 4/1972, khi quân đội Bắc Việt đã phát động cuộc tổng tiến công nhằm đánh bại hoàn toàn kẻ địch, 2 chiếc tiêm kích MiG-17 đã tấn công biên đội tàu Mỹ (1 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục) đang bắn phá bờ biển miền Bắc Việt Nam. 
Mặc dù các tiêm kích nhỏ này hoàn toàn không được thiết kế để tấn công các tàu chiến lớn, chúng đã gây thương tích nặng cho tàu khu trục USS Higbee, loại khỏi vòng chiến tháp pháo ở đuôi tàu. Người Mỹ tuyên bố đã bắn hạ 1 chiếc MiG, nhưng Hà Nội bác bỏ. 
Dù sao, đây cũng là cuộc tấn công bằng không quân thành công đầu tiên sau Thế chiến II nhằm vào các tàu Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm PNS Ghazi (trước đây là tàu ngầm USS Diablo (SS-479) của Hải quân Mỹ, đóng trong những năm 1940) thuở còn tung hoành trên biển năm 1964.
 Tàu ngầm PNS Ghazi (trước đây là tàu ngầm USS Diablo (SS-479) của Hải quân Mỹ, đóng trong những năm 1940) thuở còn tung hoành trên biển năm 1964.
Bên cạnh đó, tại khu vực Biển Đông đang diễn ra cuộc xung đột kéo dài nhiều năm về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện tại, Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với cả Biển Đông. Dĩ nhiên là các nước ven biển còn lại không chấp nhận, nhưng phản kháng trực tiếp thì không có nhiều nước trong khu vực trực tiếp lên tiếng, ngoài VN và Philippines.
Tháng 1/1974, đã diễn ra trận chiến tranh giành quần đảo Hoàng Sa giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Tham gia trận đánh ở phía Trung Quốc có 6 xuồng tuần tra (4 chiếc lớp Projekt 122 do Liên Xô đóng, 2 chiếc lớp 037 Hải Nam do Trung Quốc tự đóng), phía quân đội VNCH có 3 frigate và 1 chiến hạm nhỏ (corvette) do Mỹ đóng. 
Tất cả các tàu đều rất lạc hậu và thô sơ. Ưu thế thực tế về lực lượng thuộc về phía VNCH, nhưng người Trung Quốc đã giành chiến thắng khi đánh đắm tàu corvette của đối phương, còn các frigate thì rút lui. Gần như tất cả các xuồng tuần tra Trung Quốc đều bị thương nặng.
Tháng 3/1988 đã xảy ra trận đánh giành giật các đảo ở quần đảo Trường Sa giữa hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam. Thực ra, đây khó có thể gọi là một trận đánh khi 3 frigate Trung Quốc (tức là các tàu chiến thực sự) tấn công 2 tàu vận tải và 1 tàu đổ bộ (do Mỹ đóng trong những năm 1940) của Việt Nam. 
Cả 2 tàu vận tải đã bị đánh chìm, tàu đổ bộ bị thương nặng và lao lên một hòn đảo. 
Tuy vậy, mặc dù lực lượng đôi bên là không cân xứng, bộ đội Việt Nam đã kháng cự mãnh liệt, không để quân Trung Quốc chiếm hòn đảo mặc dù họ đã mất các tàu. 
Các tàu của Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh chẳng giúp gì cho Việt Nam mặc dù họ có các nghĩa vụ pháp lý đó. Giống như vào tháng 1/1974, các tàu Hải quân Mỹ ở vịnh Subic (Philippines) chẳng hề giúp đỡ gì cho hải quân VNCH mặc dù họ cũng có những cam kết như thế.
Tất cả những trận hải chiến nêu trên đã không có ảnh hưởng thực sự đến kết cục của các cuộc chiến tranh liên quan hay đơn giản chỉ là những trường hợp đơn lẻ.
Đối đầu hải quân Ấn Độ - Pakistan
Hoạt động tác chiến trên biển đã được tiến hành mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan vào tháng 12/1971. Ngay trong ngày đầu chiến tranh (4/12) tại vịnh Bengal, tàu khu trục INS Rajput của Ấn Độ, (trước đây là tàu khu trục HMS Rotherham (H09) của Hải quân Anh, đóng trong những năm 1940), đã đánh chìm tàu ngầm PNS Ghazi (trước đây là tàu ngầm USS Diablo (SS-479) của Hải quân Mỹ, đóng trong những năm 1940). 
Đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5/12/1971, 3 xuồng tên lửa lớp Projekt 205 của Ấn Độ được sự bảo vệ của 2 frigate lớp Projekt 159 (đều do Liên Xô đóng) đã thực hiện cuộc tập kích vào cảng Karachi, dùng tên lửa chống hạm P-15 đánh chìm tàu khu trục PNS Khaibar, tàu quét lôi Muhafiz của Hải quân Pakistan, cũng như tàu vận tải Liberia chở đạn của Mỹ cho quân đội Pakistan. 
Tàu khu trục Shah Jahan bị thương nặng và bị cắt làm sắt vụn ngay sau chiến tranh.
Cần lưu ý rằng, cả 2 tàu khu trục Pakistan, cũng giống như tàu khu trục Eilat của Israel, đều được đóng ở Anh trong những năm 1940 khi mà chưa hề nói đến tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, thành công của Hải quân Ấn Độ đã dẫn đến hiện tượng tuyệt đối hóa tạm thời các xuồng tên lửa. 
Đêm mồng 8, rạng sáng mồng 9/12/1971, Hải quân Ấn Độ dùng 4 xuồng tên lửa tấn công Karachi một lần nữa, đánh chìm 1 tàu Panama, 1 tàu Liberia, 1 tàu Anh và 1 tàu Hy Lạp; thiêu cháy không dưới một nửa các bồn nhiên liệu trong cảng Karachi.
Ngày 9/12/1971, Pakistan đã báo thù được phần nào: tàu ngầm PNS Hangor (tàu ngầm mới nhất lúc đó, lớp Daphné, do Pháp đóng) của Hải quân Pakistan đã đánh đắm frigate INS Khukri (cũng là tàu do Anh đóng trong thập niên 1940) của Hải quân Ấn Độ. 
Cho đến nay, đây là chiến thắng duy nhất của một tàu ngầm diesel trong suốt thời kỳ sau năm 1945 (có lẽ trường hợp thứ hai là vụ đánh đắm corvette Cheonan của Hải quân Hàn Quốc vào tháng 3/2010, nhưng vẫn chưa có thông tin khách quan xác nhận nó bị một tàu ngầm khác đánh chìm).
Tàu sân bay tự chế tạo INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ.
 Tàu sân bay tự chế tạo INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay Ấn Độ INS Vikrant (do Anh đóng và mang các máy bay cường kích Sea Hawk của Anh) được sự bảo vệ của 3 frigate đã triển khai hoạt động trong vịnh Bengal. Các máy bay Sea Hawk của tàu đã đánh đắm một số lượng lớn tàu vận tải, các giang hạm và xuồng ở Đông Pakistan, khu vực mà sau chiến tranh trở thành nước Bangladesh độc lập. 
Tại đây, quân Ấn Độ đã tác chiến như trên bãi tập vì quân Pakistan đã mất tàu ngầm duy nhất ở chiến trường này (chính là tàu ngầm PNS Ghazi) và toàn bộ không quân chiến đấu ngay trong ngày đầu của cuộc chiến tranh.
Khác với các cuộc chiến tranh khác, hoạt động chiến đấu trên biển trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakisttan năm 1971 đã có tầm quan trọng chiến lược: Hải quân Ấn Độ đã làm tê liệt hoạt động của hải quân và hạm đội tàu buôn Pakistan, cô lập hoàn toàn các khu vực Tây Pakistan và Đông Pakistan với nhau, tạo điều kiện cho Ấn Độ giành chiến thắng chung nhanh chóng.
(Còn tiếp).

Đọc thêm

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.