TP HCM lo vỡ trận trong chống dịch Covid-19 nếu có khoảng 1.000 người phải cách ly điều trị

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong giả định có khoảng 1.000 người phải cách ly điều trị vì dịch Covid-19 thì thật sự quá tải đối với TP. Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay.

Tại cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 diễn ra tối 25/2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, tình hình dịch bệnh đang diễn phức tạp, tâm điểm dịch ở Trung Quốc nay đã sang Hàn Quốc. Ông Phong nhắc lại câu chuyện lây nhiễm của ca số 31 tại Hàn Quốc để nhấn mạnh sự lây lan mạnh của dịch bệnh Covid-19.

"Cần biện pháp quyết liệt hơn nữa, không lơ là, chủ quan, cần có kịch bản ứng phó. Không được ngủ quên trên chiến thắng ở giai đoạn 1 (tức điều trị khỏi cho 3 ca nhiễm)", ông Phong nhấn mạnh.

Theo ông Phong, hiện TP chuẩn bị 900 giường bệnh để cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Với 322 phường xã trên địa bàn, giả định mỗi nơi 3 người nhiễm bệnh thì đã có khoảng 1.000 người phải cách ly điều trị.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp 

"Con số này thật sự quá tải đối với TP. Chưa kể mỗi ca lây nhiễm cần khoảng 20 ngày điều trị, mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho một người bệnh. Vậy với 1.000 ca bệnh thì không tìm đâu ra 12.000 bác sĩ, y tá để chăm sóc, điều trị. Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay", ông Phong cảnh báo.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết, bệnh nhân Covid-19 cần đội ngũ bác sĩ điều trị hùng hậu. Như trường hợp hai cha con người Trung Quốc vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy phải dành cả một khoa để chữa trị. Mỗi ngày 3 ca, mỗi ca một bác sĩ và 5 điều dưỡng, y tá.

"Thành tích chữa thành công cho một, hai người không thể áp dụng nếu có 1.000 người được", ông Nhân nói. Do đó, TP phải ngăn chặn việc lây lan, không để gia tăng số người nhiễm bệnh.

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM Lê Minh Tấn cho biết, hiện nay có 28.680 người lao động đến từ 11 quốc gia, 2 vùng lãnh thổ đến làm việc tại TP. Trong đó, chuyên gia là hơn 24.000 người, còn lại là nhà quản lý, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành...

Các quốc gia, vùng lãnh thổ có đông lao động làm việc tại TP HCM là Hàn Quốc (4.626 người tại 2.030 doanh nghiệp), Trung Quốc (2.399 người làm việc ở 741 doanh nghiệp), Đài Loan (Trung Quốc) 1794 người làm việc tại 541 doanh nghiệp) và Nhật Bản (3.672 người làm việc tại 1.586 doanh nghiệp).

Kiểm tra y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất
 Kiểm tra y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất

Theo ông Tấn, riêng lao động Hàn Quốc được cấp phép tại TP trong tháng 1 đến 24/2 là 406 người, dự kiến doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động trong tháng 3 đến tháng 5 là 480 người.

"Việc này Bộ LĐTB&XH chỉ đạo cấp phép lao động bình thường nhưng hiện nay Sở kiến nghị tạm ngừng cấp phép lao động từ Hàn Quốc tại 2 tỉnh đang có dịch và Bộ chưa trả lời", ông Tấn thông tin.

Cũng theo ông Tấn, lao động Nhật Bản làm việc tại TP trong tháng 1, 2 là 275 người, dự kiến tháng 3 đến tháng 5 là 800 người. 

Ở chiều ngược lại, TP HCM có gần 40.500 lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, trong đó, cao nhất là ở Nhật Bản với hơn 33.600 người.

Báo cáo về tình hình dịch bệnh, Giám đốc sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng TP là địa bàn có nguy cơ lây lan dịch Covid-19 cao nhất nước vì dân số đông, mật độ dân số cao. 

"Chỉ cần một ca chủ quan như bệnh nhân số 31 của Hàn Quốc là thành ổ dịch ngay. Nếu phát hiện, cách ly sớm ca này thì tình hình đã không phức tạp như bây giờ. Đây cũng là một bài học cho Việt Nam trong việc chống dịch, làm sao để phát hiện càng sớm càng tốt các ca nhiễm bệnh", ông Bỉnh nói.

Để tích cực phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đề nghị các sở, ngành tiếp tục thực hiện một số giải pháp như tăng cường kiểm tra giám sát các trường hợp nhập cảnh từ vùng dịch, trường hợp cách ly thì phải đưa vào bệnh viện dã chiến;

Đối với các quận, huyện có nhiều người Hàn Quốc sinh sống phải tăng cường giám sát; hoãn các lễ hội đông người, trường hợp tổ chức phải báo cáo UBND TP...

"Tạm thời ngừng cấp giấy phép cho lao động nước ngoài đến từ vùng dịch. Nếu cấp rồi thì khi quay lại làm việc phải tăng cường kiểm tra, giám sát, cách ly chặt chẽ", ông Phong nhấn mạnh. 

TP HCM chưa chốt thời gian cho học sinh đi học trở lại

Ông Phong cho biết thêm TP chưa đưa ra quyết định khi nào học sinh sẽ đi học trở lại. Đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho học sinh lớp 9 và 12 đi học lại từ ngày 2/3; tất cả học sinh THCS và THPT trở lại trường ngày 16/3 chỉ là phương án chuẩn bị.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.