Thu hồi tài sản tham nhũng: Tịch thu không cần bản án - giải pháp có khả thi?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Việc thu hồi tài sản do tham nhũng thấp hơn nhiều so với số tài sản bị đánh cắp là một trong những hạn chế lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của nước ta hiện nay. Trong những năm qua, lực lượng chức năng đã thực thi nhiều biện pháp để tăng cường việc thu hồi tài sản do tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa được khả quan. Vậy, giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

Tỉ lệ thu hồi chưa được 10%

Theo một báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới (WB) và Văn phòng Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), hàng năm, các nước đang phát triển thất thoát từ 20 đến 40 tỉ USD vì nạn hối lộ, biển thủ công quỹ và các hành vi tham nhũng khác. Điều đó có nghĩa là chỉ trong vòng 15 năm qua, khoảng 300 đến 600 tỉ USD đã bị thất thoát. Tuy nhiên, báo cáo cho hay, cũng trong thời gian trên, các nước mới chỉ thu hồi được khoảng 5 tỉ USD tài sản tham nhũng, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ tài sản bị đánh cắp, còn hầu hết các tài sản phi pháp đã được chuyển đi và cất giấu. 

Không nằm ngoài xu thế trên, Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng được Chính phủ trình ra Quốc hội (QH) tại kỳ họp QH vừa diễn ra thừa nhận, trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ta tuy hàng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Theo báo cáo, từ 1/10/2015 đến 30/9/2016, các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 257 vụ án, 710 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 142 vụ, 335 bị can. Thiệt hại do hành vi tham nhũng được phát hiện trong thời gian này là trên 241 tỷ đồng và 838m2 đất. Số tài sản đã thu hồi là 92 tỷ 460 triệu đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. 

Nhưng báo cáo tại hội nghị 10 năm thực hiện Luật PCTN diễn ra hồi tháng 7 vừa qua cho thấy bức tranh về tình trạng thu hồi tài sản tham nhũng ảm đạm hơn rất nhiều. Cụ thể, tại Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Phan Văn Sáu cho biết, tính tổng cộng trong 10 năm thực hiện Luật đã có 2.530 vụ án tham nhũng với 5.447 bị can đã bị khởi tố; số vụ truy tố là gần 3.000 vụ và số bị đưa ra xét xử vào khoảng 2.630 vụ. 

Theo ông Sáu, tổng số tiền bị thiệt hại của các vụ án tham nhũng lên đến 59.750 tỉ đồng và trên 400ha đất. Trong số này, các cơ quan chức năng mới chỉ thu hồi được 4.676,6 tỉ đồng, tức chưa đầy 8% và trên 219ha đất. Báo cáo của Chính phủ mới đây cũng xác nhận tài sản tham nhũng trong một số vụ án đã bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được.

Phát biểu tại QH, đại biểu (ĐB) Nguyễn Tiến Sinh (ĐBQH tỉnh Hòa Bình) nói rằng nhiều vụ án tham nhũng ngàn tỷ được xét xử với những bản án hết sức nghiêm khắc đã làm nức lòng nhân dân. “Tuy vậy, tài sản thu hồi được lại không đáng là bao so với số tiền thất thoát. Hàng ngàn tỷ tham nhũng đã đi đâu, được dùng vào việc gì, ai đã nhận nó vẫn là câu hỏi của nhân dân đang chờ câu trả lời từ các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không biết tiền đã đi đâu thì làm sao mà thu hồi được, làm sao mà diệt tham nhũng được tận gốc?” – ĐB nêu ý kiến.

Đâu là nguyên nhân?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp khiến thiệt hại về kinh tế trong các vụ việc tham nhũng bị phát hiện không được khắc phục đáng kể, làm suy giảm tính răn đe của các biện pháp PCTN đối với những người có ý định tội và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân vào pháp luật.

Phát biểu tại một hội nghị do TTCP và UNODC tổ chức nhân Ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng mới đây, ông Ngô Mạnh Hùng (Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, TTCP) cho hay, việc thu hồi tài sản tham nhũng lâu nay gặp khó khăn do phải thực hiện qua kênh duy nhất là truy tố, xét xử, có bản án, sau đó mới kê biên tài sản. Ông Hùng cho rằng thực tế này khiến tội phạm tham nhũng có thời gian tẩu tán tài sản. “Việc thu hồi tài sản tham nhũng để lâu thì sẽ rất khó, giống như một người làm đổ nước xuống đất, càng để lâu nước càng thấm xuống dưới và rất khó thu lại” – ông nói. 

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho biết, trong nhiều vụ án tham nhũng, hành vi tham nhũng đã thực hiện nhiều năm trước nên đối tượng đã sử dụng tài sản tham nhũng vào các mục đích khác nhau, tiêu xài cá nhân hoang phí hay đã cất giấu, chuyển hóa tài sản nên đến khi xét xử, rõ bản án thì tài sản đã bị tẩu tán hết, không còn điều kiện để thi hành. 

Báo cáo của WB và UNODC cũng nhận định, khoảng cách quá lớn giữa tỷ lệ tài sản được thu hồi với số tài sản thực sự thất thoát đã cho thấy những khó khăn nghiêm trọng đang cản trở quá trình thu hồi tài sản bị đánh cắp trên thế giới.

Tăng cường kiểm soát tài sản

Để tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng, ngăn chặn các trường hợp tham nhũng tẩu tán tài sản ra nước ngoài, ông Ngô Mạnh Hùng đề xuất tăng thẩm quyền cho lực lượng chức năng trong việc xác minh, xử lý các cán bộ, công chức ở cấp lãnh đạo trong kê khai tài sản. “Kể cả với các lãnh đạo nguồn, tức là những người chuẩn bị được đề bạt, bổ nhiệm cũng cần phải xác minh tài sản rõ ràng” – ông Hùng nhấn mạnh. 

Theo ông Hùng, Dự Luật PCTN (sửa đổi) đang được soạn thảo đã bổ sung quy định về quyền hạn cho các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tài sản, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán, che giấu hoặc chuyển dịch tài sản tham nhũng. Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, TTCP cũng đề nghị đẩy mạnh ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; tạo cơ chế khuyến khích thu hồi tài sản tham nhũng thông qua các quy định như giảm án, miễn án tử hình cho các đối tượng thành khẩn khai báo, nộp 3/4 số tài sản tham nhũng…

Liên quan đến vấn đề kiểm soát tài sản, ông Nguyễn Xuân Sơn (Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, TTCP) cho biết, Việt Nam hiện xác định để có thể PCTN hiệu quả thì phải thắt chặt chiến dịch kiểm soát thu nhập và tài sản của người có chức vụ, quyền hạn đồng thời gắn với việc tịch thu tài sản không chứng minh được nguồn gốc. “Trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi đã mở rộng đối tượng kê khai tài sản, bao gồm cả những người ở cương vị lãnh đạo, quản lý cho công ty đại chúng, các quỹ đầu tư, các công ty cổ phần… Khi mở rộng đối tượng kê khai tài sản là cả các lãnh đạo các công ty cổ phần thì khi những người đó không chứng minh được tài sản thì bị tịch thu tài sản, không phân biệt công chức hay tư nhân” – ông cho biết. 

Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận việc tịch thu với phần tài sản kê khai mà không giải trình được là rất phức tạp vì sẽ phải xác định được việc tịch thu theo quy trình nào. “Nếu theo quy trình khởi kiện dân sự thì Luật Tố tụng Dân sự hoặc Luật Dân sự không có quy định nào về việc đó cả. Theo quy trình hành chính hay theo quy trình của Luật Tố tụng Hình sự cũng chưa có nên nếu đặt ra vấn đề này phải có hàng loạt  nỗ lực lập pháp, không chỉ Luật PCTN mà còn những luật khác nữa” – ông cho biết.

Tịch thu tài sản không cần bản án

Chia sẻ về khó khăn trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, ông Shervin Majlessi (Cố vấn pháp luật cao cấp của WB/Sáng kiến về Thu hồi tài sản bị đánh cắp của UNODC) cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, nỗ lực thu hồi tài sản tham nhũng thông qua quy trình truyền thống, nghĩa là qua kênh tố tụng và theo phán quyết của tòa án, thường ít mang lại hiệu quả. Do vậy, nhiều nước đã lựa chọn cách thức “tịch thu tài sản mà không cần tuyên án”. “Ở Mỹ, trong một vụ việc mới đây nhất, nếu chờ quan tòa phán quyết sẽ mất rất nhiều thời gian nên lực lượng chức năng đã sử dụng biện pháp tịch thu tài sản mà không cần tuyên án để tịch thu khoản tiền hơn 1 tỷ USD” – ông cho biết. 

Theo ông Majlessi, cách thức áp dụng biện pháp tịch thu tài sản mà không cần tuyên án ở mỗi nước có khác nhau nhưng đều có điểm chung là hướng vào tài sản bất minh chứ không phải cá nhân. Tuy nhiên, ông khuyến nghị cần phải xây dựng cơ chế cụ thể khi thực hiện biện pháp này, ví dụ phải quy định rõ: phải có đầy đủ bằng chứng để xác định được mối liên hệ giữa tài sản bị tịch thu với hành vi vi phạm pháp luật của nghi can mới được áp dụng để tránh lạm dụng.

Cũng theo ông Shervin Majlessi, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng quốc gia lựa chọn áp dụng thủ tục dân sự hay thủ tục hình sự để thu hồi tài sản tham nhũng. “Quan trọng là khi phát hiện có hành vi vi phạm phải tiến hành phong tỏa tài sản để tránh tình trạng tẩu tán. Đến khi có bị kết tội, có bằng chứng thì tịch thu tài sản” – ông nói. 

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.