Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng sẽ thành hiện thực

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN.
(PLVN) - Tôi tin một giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng, sánh vai được với các nước trong khu vực và thế giới như Bác Hồ kính yêu của chúng ta mong muốn, sẽ thành sự thật. Giấc mơ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tôi cũng như tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm để biến giấc mơ đó thành hiện thực”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ với phóng viên TTXVN trước thềm Xuân Canh Tý, khi nêu cảm nhận rằng “vận nước của chúng ta đang lên”.

Ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô

Năm 2019, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều “cán đích”, trong đó 5/12 chỉ tiêu vượt kế hoạch,  xin Phó Thủ tướng chia sẻ về các yếu tố bứt phá của năm 2019?

Năm 2019, mặc dù những biến động bất thường của kinh tế thế giới, sự suy giảm của đầu tư và thương mại toàn cầu, nền kinh tế nước ta vẫn phát triển rất ấn tượng, năm thứ 3 liên tiếp chúng ta hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Đặc biệt ấn tượng có thể nói là vấn đề tăng trưởng. Tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02%, là một trong những nước có tăng trưởng cao nhất của khu vực cũng như trên thế giới. Trong điều kiện nhiều nước, nhiều nền kinh tế lớn suy thoái, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm, chúng ta đã có mức tăng trưởng rất ấn tượng.

Điều ấn tượng đặc biệt thứ hai là tốc độ tăng trưởng cao nhưng lạm phát rất thấp, chỉ 2,73%. Đây là mức rất thấp so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Tốc độ tăng trưởng năm 2019 gấp 2,5 lần chỉ tiêu lạm phát, điều đó cho thấy hiệu quả của nền kinh tế. Nếu như năm 2018, tốc độ tăng trưởng gấp đôi lạm phát là điều hiếm có, năm nay đã gấp 2,5 lần. Điều đó làm cho thu nhập thực tế, tích lũy của cả người dân, doanh nghiệp, Nhà nước tăng lên.

Như Phó Thủ tướng vừa chia sẻ, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá và là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, vậy đâu là “bí quyết”, thưa Phó Thủ tướng?

Hai vấn đề lớn nhất mà các nghị quyết, kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội cũng như trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng luôn luôn nhấn mạnh là phải coi ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô là số một, là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu. Thứ hai là phải khơi thông mọi động lực cho tăng trưởng. Hai vấn đề này có mối quan hệ với nhau. Tăng trưởng cao là một trong các điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng ổn định vĩ mô cũng là một vấn đề rất quan trọng để tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh nhưng theo hướng bền vững.

Các phương châm của Chính phủ đã thể hiện rất rõ điều này - một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo, phát triển. Năm 2019, chúng ta còn nhấn mạnh thêm yếu tố trách nhiệm, vấn đề bứt phá và mục tiêu cuối cùng là phải hiệu quả. Bên cạnh những vấn đề về kinh tế, chúng ta phải hết sức chăm lo vấn đề xã hội.

Vận nước đang lên

Thưa Phó Thủ tướng, phải chăng cơ chế phối hợp điều hành linh hoạt đã giúp chúng ta cải thiện chất lượng tăng trưởng và bứt phá để về đích trong kế hoạch 5 năm?

Tôi cho rằng bên cạnh những vấn đề về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, biên chế, nâng cao năng lực, hiệu lực điều hành của Chính phủ, xây dựng một Chính phủ kiến tạo cho phát triển, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng của người dân Việt Nam vươn lên để thoát nghèo, vì một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. Điều đó tạo nên sức mạnh rất lớn.

Tôi luôn luôn chiêm nghiệm là, nếu chúng ta không huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nếu sự nghiệp đổi mới này không có sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo người dân và nếu thành tựu của đổi mới mà người dân không được hưởng thì chúng ta sẽ không thành công. Thành công được như ngày nay chính là bởi sự nghiệp đổi mới, công việc của chúng ta được nhân dân đồng tình ủng hộ và thành tựu của đổi mới người dân được thụ hưởng, kể cả về vật chất và tinh thần.

Nếu đo lường về chỉ số cảm xúc, chúng ta thấy như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói trong hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội là “chưa bao giờ chúng ta có một cơ đồ như ngày nay và có cảm nhận rằng vận nước của chúng ta đang lên”. Hình ảnh một kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử với 98 tấm Huy chương Vàng, chỉ đứng thứ hai sau nước chủ nhà và lần đầu tiên hai đội tuyển bóng đá nam, nữ đoạt Huy chương Vàng, giấc mơ mấy chục năm về một tấm Huy chương Vàng của bóng đá nam Việt Nam đã thành sự thật.

Tôi cảm nhận rằng vận nước của chúng ta đang lên. Một minh chứng về vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế là khi chúng ta được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã đạt được số phiếu kỷ lục, gần như tuyệt đối tất cả các nước đều bỏ phiếu ủng hộ.

Giấc mơ Việt Nam thịnh vượng

Chỉ đạo về năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Nền kinh tế phải có tính độc lập, tự chủ cao, chủ động hội nhập và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển bền vững với công thức “ba trong một” là cạnh tranh năng động về kinh tế nhưng an toàn, bền vững về xã hội và môi trường, vĩ mô ổn định. Theo Phó Thủ tướng, đây có phải là con đường đi tới một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai?

Năm 2019, GDP bình quân đầu người của nước ta đã đạt gần 2.800 USD/người, gấp 1,32 lần năm 2015. Dự kiến đến năm 2020, con số này sẽ vượt 3.000 USD, đạt mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020 đề ra.

Chúng ta đang hoạch định chiến lược cho 10 năm tới, với mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập ở nhóm nước trung bình cao trên thế giới với GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt 8.000 - 9.000 USD/người. Đến năm 2045, với dấu mốc 100 năm thành lập nước, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có mức thu nhập cao trên thế giới. Chúng ta cũng đang hoạch định một chiến lược để phát huy giá trị văn hóa và con người của Việt Nam, sức mạnh của thời đại, khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và phát triển bền vững trên nền tảng của khoa học công nghệ, trên nền tảng của đổi mới sáng tạo.

Đấy chính là ước mơ của Việt Nam trong 10 năm tới cũng như trong một vài thế kỷ tới. Đó là một giấc mơ Việt Nam thịnh vượng, một giấc mơ Việt Nam hùng cường, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới như mong muốn của Bác Hồ.

Vậy chúng ta sẽ làm gì để biến giấc mơ đó thành hiện thực?

Chúng ta phải có những giải pháp và tổ chức thực thi tốt hơn 3 đột phá chiến lược về thể chế phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời trong kỷ nguyên này, phải nhấn mạnh hai yếu tố - coi như những mũi đột phá trong thời gian tới, đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, tinh thần, khơi dậy được ý chí khát vọng tự hào của con người Việt Nam. Ba đột phá chiến lược và hai yếu tố nói trên là 5 yếu tố giúp chúng ta sẽ làm nên chuyện.

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh năm 2020 bộn bề những sự kiện rất sôi động trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ đã hứa với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước năm 2020 phải tốt hơn năm 2019. Tôi tin rằng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ, với những thành tựu đã đạt được, biết phát huy những tiềm năng, lợi thế, tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế, với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong cũng như ngoài nước, tôi tin một giấc mơ Việt Nam hùng cường và thịnh vượng, sánh vai được với các nước trong khu vực và thế giới như Bác Hồ kính yêu của chúng ta mong muốn, sẽ thành sự thật. Giấc mơ đó là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tôi cũng như tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm để biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.