Pháp quyền nở hoa

TS. Đào Văn Hội
TS. Đào Văn Hội
(PLVN) - Trong ngàn vạn hoa cỏ đang sinh sôi, đua nở dưới trời Xuân Canh Tý, có đóa hoa mang tên Pháp quyền. Pháp quyền nở hoa là cội nguồn sức mạnh để đất nước phát triển và hội nhập; Pháp quyền nở hoa cũng là để khơi thông nội lực, đánh thức những đam mê, tạo đường băng cho sự sáng tạo để những cảm xúc, thành tựu thăng hoa… 

Nhìn lại chuyến tàu Việt Nam 2019 viên mãn trên sân ga sau hành trình dài “vượt bão” để về đích thành công, chúng ta có nhiều điều để tự hào. Theo đánh giá của Chính phủ, Việt Nam đã có một năm 2019 thành công thể hiện ở cả 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều hoàn thành. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế dưới 3%; thất nghiệp dưới 4%, tốc độ tăng GDP cả năm đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới.

Trong những thành tựu to lớn đó của đất nước, những người làm công tác pháp luật tự tin và kiêu hãnh vì có sự góp sức bền bỉ, thầm lặng của mình. Nói như Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: “Hệ thống pháp luật đã đóng góp thầm lặng mà tích cực vào những thành tựu chung của đất nước”. 

Luôn là như vậy, pháp luật có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội, trong mọi thời đại; pháp luật hiện hữu và chi phối mọi quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực của đời sống. Chân lý đó, sinh thời đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trăm điều phải có thần linh Pháp quyền”. Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh trở thành tài sản vô giá của dân tộc. Sức mạnh của pháp luật, của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh cũng là một nguồn lực, một động lực lớn cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Trên tất cả, Pháp quyền nở hoa là vì độc lập của Tổ quốc, là để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Thời gian qua, vấn đề chủ quyền biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, biên giới của Tổ quốc luôn “dậy sóng” từ bàn nghị sự đến triệu trái tim của con dân nước Việt.

Với tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, Việt Nam tôn trọng pháp luật và thông lệ quốc tế, lấy pháp luật làm chuẩn mực để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn; đã bước vào sân chơi hội nhập là phải tuân thủ luật chơi. Trên tinh thần đó, chúng ta mềm dẻo nhưng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đây vừa là mục tiêu, vừa là quan điểm xuyên suốt trong đường lối và chiến lược quân sự, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của Đảng ta trong tình hình mới. Chúng ta tuyệt đối không được phép đánh đổi chủ quyền dân tộc bằng bất cứ thứ gì; tỉnh táo, cảnh giác, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Để Pháp quyền nở hoa, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lĩnh vực nào đều có dấu ấn của hoạt động pháp luật và tư pháp. 

Thông điệp Pháp quyền nở hoa cũng đang lan tỏa mạnh mẽ trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực, chống cửa quyền, lạm quyền, thể hiện ở công cuộc phòng chống tham nhũng đang được Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã và đang triển khai quyết liệt.

Nhiều sai phạm được phát hiện, xử lý kịp thời, nhiều đại án tham nhũng được khám phá, xét xử nghiêm minh, thể hiện quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong chống tham nhũng. 

Thông điệp đó đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng 2018: “Phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế. Phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.” 

Tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập nhiều lần trong các bài phát biểu của mình: “Chúng ta phải thực hiện thật tốt công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật với tầm nhìn tổng thể, dài hạn, cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các quy định của Hiến pháp; thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành quy định của luật...”

Còn dưới lăng kính của người đứng đầu Chính phủ, xây dựng thể chế có vai trò nòng cốt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Xây dựng thể chế là công việc rất quan trọng, là khâu đột phá mà Đảng, Nhà nước đã xác định. Thể chế, thể chế và thể chế. Kìm hãm hay phát triển chính là do thể chế, do vậy cần phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế”.

Cũng giống như câu chuyện “về một nước Việt Nam không ngừng mơ ước”, không ngừng vươn tới khát vọng thịnh vượng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019” (VRDF 2019), câu chuyện tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật để Pháp quyền nở hoa cũng là mong ước tột bậc và khát vọng không ngừng của cả đất nước, dân tộc Việt Nam.

Ở đó, tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần sống làm việc theo pháp luật được tôn vinh và không ngừng lan tỏa. Việc hoàn thiện thể chế, kiện toàn hệ thống pháp luật là để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khơi gợi trí tuệ, thắp sáng mọi nguồn lực để xã hội phát triển, vì một Việt Nam thịnh vượng.

Pháp quyền nở hoa còn được lan tỏa trong câu chuyện đối ngoại trên tầm cao mới của Việt Nam. Năm nay Việt Nam thực thi Năm Chủ tịch ASEAN – một sự kiện quốc tế đa phương lớn nhất của chúng ta năm 2020 và đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Phải có bản lĩnh vững vàng, tự tin tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng, phát huy nguồn nhân lực.

Đó là phải thực hiện đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện đại, hội nhập, phục vụ người dân, doanh nghiệp, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có sức chống chịu và khả năng thích ứng cao, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Liên Hợp Quốc năm 2030: đưa thịnh vượng đến mọi nhà, không ai bị bỏ lại phía sau.

Năm 2020 Việt Nam cũng tiếp tục mở rộng đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện hiệu quả các Hiệp định FTA đã ký, tiếp tục tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mạnh mẽ tiến lên những “nấc thang” mới. Ở đó, pháp quyền chính là cội nguồn sức mạnh để Việt Nam phát triển và hội nhập.

Hòa cùng Mùa Xuân lớn của đất nước, của dân tộc, Báo Pháp luật Việt Nam bước vào năm 2020 với tâm thế vững vàng, tự tin ở “mốc son” 35 năm xây dựng và trưởng thành. Chúng tôi tự hào vì mang trong mình sứ mệnh và vị thế của những người “phụng công, thủ pháp” - nắm giữ sự thật, nắm giữ pháp luật để phụng sự lẽ phải, sự công bằng; nỗ lực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời tích cực tham gia công cuộc đấu tranh bài trừ tiêu cực, chống  tham nhũng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang là người “truyền lửa”. 

Như chàng trai bước vào độ chín của sự trưởng thành, Báo Pháp luật Việt Nam nguyện tiếp tục gánh vác sứ mệnh cao cả trên đôi vai thanh xuân “Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; cũng là vì một điều rất giản dị mà thiêng liêng: “Vì Bạn đọc”.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.