Khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay

Phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 diễn ra sáng 7/9.
Phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 diễn ra sáng 7/9.
(PLVN) - Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khi kết luận phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 7/9. 

Sẽ trình phê duyệt Quy hoạch điện VIII trong năm 2020

Báo cáo tại Phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sau gần 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, ngành điện Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong các lĩnh vực, bám sát các quan điểm phát triển và đã đạt được nhiều mục tiêu quy hoạch đề ra.

Ngành điện đã cung cấp điện ổn định, an toàn, cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính đến hết năm 2019, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 239 tỷ kWh, tăng 2,35 lần so với năm 2010. Công suất phụ tải lớn nhất toàn hệ thống (Pmax) năm 2019 đạt 38.249 MW.

Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh. Về nguồn điện, tính đến hết năm 2019, tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 54.880 MW. Về lưới điện, đến cuối năm 2019, tổng chiều dài đường dây 500 kV là 8.496km, tăng 2,2 lần so với năm 2010; chiều dài đường dây 220-110kV tăng từ 23.156km lên 43.174km (tăng 1,9 lần); dung lượng các trạm biến truyền tải cũng tăng khoảng 2,8 lần so với năm 2010.

Công tác đầu tư điện về nông thôn, miền núi, hải đảo được chú trọng thực hiện vượt chỉ tiêu của Đảng và Chính phủ đề ra, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh, chủ quyền biên giới và hải đảo. EVN đã đảm nhận cấp điện cho 11/12 huyện đảo. 100% số xã và 99,52% hộ dân, trong đó có 99,25% hộ dân nông thôn trên cả nước đã có điện.

Thị trường phát điện cạnh tranh cấp độ 1 hoàn chỉnh đã chính thức vận hành từ ngày 1/7/2012 và đã đạt được các kết quả tích cực, góp phần bảo đảm an ninh cung cấp điện, tăng cường tính minh bạch, công bằng trong việc lập lịch, huy động các nhà máy điện, góp phần tối ưu chi phí toàn hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo tại phiên giải trình.
 Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo tại phiên giải trình.

Điểm lại nhiều tồn tại, hạn chế của ngành điện nước ta, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu phương hướng cân đối cung cầu điện trong giai đoạn 2021-2030. Công suất nguồn điện đến năm 2030 dự kiến khoảng 138.000MW. Đáng chú ý, trong năm 2020, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII. 

Để phát triển ngành điện trong giai đoạn 2021-2030, sẽ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực; xây dựng cơ chế chính sách tài chính để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư vào nguồn điện; đẩy mạnh các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Không để bị động vì thiếu năng lượng

Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn về vấn đề giá điện. Cụ thể, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Hoàng Quang Hàm, từ năm 2011 tới nay đã có 9 lần điều chỉnh giá bán lẻ điện song chỉ tăng chứ chưa bao giờ giảm. Ông Hàm đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương chưa nỗ lực hết mình để giảm giá thành bán lẻ điện năng, giá điện chưa hợp lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm, phát triển năng lượng là sự phát triển tổng thể, phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cả nước, của các ngành, các lĩnh vực, là bao trùm, là cốt lõi, là đi trước. Cương quyết không để lợi ích cục bộ của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chi phối. 

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, chúng ta đang hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Theo đề án Thủ tướng phê duyệt vào năm 2011 thì thị trường điện cạnh tranh được xây dựng theo lộ trình có 3 cấp độ, trong đó dự kiến tới năm 2024 mới bắt đầu thực hiện sau khi có tổng kết thí điểm từ năm 2021 - 2024 để đảm bảo ổn định và tính khả thi hiệu quả của mô hình này.

“Đến lúc đó thật sự có giá điện theo cơ chế thị trường”, Bộ trưởng Công Thương nói và cho biết, điều đó có nghĩa là người sử dụng điện cho dù là sản xuất hay tiêu dùng sinh hoạt đều trực tiếp ký hợp đồng với phân phối bán điện giá rẻ. Theo ông Trần Tuấn Anh, “cơ chế điện này có tăng có giảm theo đúng kinh tế thị trường”. Nhà nước chỉ quản lý các phí của hệ thống truyền tải và phân phối.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong thời gian vừa qua, mặc dù mong muốn xây dựng giá điện theo cơ chế thị trường nhưng theo Luật Giá thì vai trò của Nhà nước phải điều tiết giá, trong đó có cả những vấn đề hỗ trợ cho các đối tượng xã hội, người nghèo...

Kết luận phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất, bao quát nhất là phải đảm bảo năng lượng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, có cơ cấu hợp lý, tăng trưởng theo chiều sâu và không để bị động vì thiếu năng lượng. Vì vậy, riêng về cơ chế giá điện, ông Hiển đề nghị tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.

Ngoài ra, phải đổi mới tư duy, phải thực hiện các nguyên tắc của cơ chế thị trường: quan hệ cung cầu, cạnh tranh, giá trị - giá cả, hiệu quả nhưng cũng phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa: điều tiết, an sinh, phúc lợi xã hội, vùng xâu vùng xa… Sử dụng công cụ của cơ chế thị trường để tạo động lực phát triển, song cũng cần hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Đọc thêm

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Khẩn trương đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Qatar

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Qatar
Ngay sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Vương quốc Saudi Arabia, tối 30/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Doha, bắt đầu thăm chính thức Qatar từ ngày 30/10 đến ngày 1/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani.

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh để đáp ứng yêu cầu mới của doanh nghiệp

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 9/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết 27). Trong mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đã xác định: Xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài cuối: 'Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong'

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trong cả nước (tháng 7/2024). (ảnh: VGP)
(PLVN) -  Đảng ta (nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XIII) đặc biệt coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, các yêu cầu về việc nêu gương, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, coi trọng việc đấu tranh, phê phán các hành vi phi đạo đức, biểu dương gương sáng về đạo đức.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela
Chiều 29/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Delcy Rodriguez Gomez, Phó Tổng thống thường trực nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Chiều 29/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.