Bộ trưởng Bộ Y tế cảnh báo khả năng lây nhiễm mạnh của dịch Covid-19

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Báo Nhân dân
Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Báo Nhân dân
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cơ rất cao, khả năng lây nhiễm mạnh, phải phát hiện sớm nguồn lây nhiễm bằng cách đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát, sàng lọc nguồn bệnh.

Sáng nay (10/5), Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 đã thảo luận về tình hình dịch bệnh, việc chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, bảo đảm tài chính… phục vụ công tác phòng, chống dịch trong điều kiện dịch đã lây lan ra 26 tỉnh, thành phố.

Xác định rõ 4 nguồn dịch

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã thảo luận, phân tích về những ổ dịch xuất hiện từ ngày 27/4 đến nay. Theo đó, có thể xác định có 4 nguồn dịch bao gồm: Đà Nẵng, Yên Bái, Bệnh viện K và Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới Trung ương cơ sở 2; nguồn dịch mới xuất hiện tại Hải Dương là ca bệnh nhập cảnh trái phép từ Lào.

Từ 4 nguồn dịch này đã lây lan ra 26 tỉnh, thành phố, với 442 ca mắc COVID-19 trong nước. Mặc dù số ca nhiều, lây lan ở nhiều địa phương trên cả nước, nhưng do thực hiện truy vết thần tốc, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời nên số ca nhiễm mới đều là F1 được cách ly từ trước, nguồn lây ra cộng đồng được ngăn chặn...

Các chuyên gia nhận định về cơ bản, chúng ta đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch. Từng tỉnh đang kiểm soát được tình hình, góp phần cùng cả nước kiểm soát dịch bệnh.

Theo các chuyên gia, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn. Thực tế hiện nay, qua 1 vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0; lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, vũ trường…, vì vậy việc xét nghiệm phải thần tốc hơn nữa.

Các địa phương chỉ giãn cách xã hội khi lây nhiễm trong cộng đồng quá mạnh, không phát hiện được nguy cơ, không truy được vết. Không nên giãn cách xã hội khi các lực lượng vẫn đang làm tốt công tác truy vết, năng lực phòng, chống dịch của lực lượng y tế được nâng lên; chúng ta đang nỗ lực khắc phục cách ly, phong tỏa…

Theo các chuyên gia, về chiến lược, chúng ta vẫn phải tiếp tục duy trì ngăn chặn - phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch và điều trị. Trong từng khâu phải thực hiện chặt chẽ hơn. Đặc biệt, mỗi người phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, nhất là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc…

Một số điểm đáng chú ý được rút ra qua phân tích các nguồn dịch cho thấy virus lây lan rất nhanh trong môi trường kín như quán bar, karaoke, cơ sở mátxa… Khi phát hiện ca bệnh, năng lực lấy mẫu, xét nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng để lãnh đạo địa phương đưa ra các biện pháp khoanh vùng, dập dịch hợp lý, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chuẩn bị sẵn sàng phương án 30.000 người mắc

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cơ rất cao, khả năng lây nhiễm mạnh. Các trường hợp tiếp xúc trong môi trường kín gần như đều bị lây nhiễm… Muốn chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công” phải phát hiện sớm nguồn lây nhiễm bằng cách đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát, sàng lọc nguồn bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: “Chúng ta phải coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm phải làm trong lúc này".
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: “Chúng ta phải coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm phải làm trong lúc này".

“Chúng ta phải coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm phải làm trong lúc này. Tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm cao như: Cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nhà máy, nơi lưu trú, khu vực tập trung đông người,… phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm để ngăn chặn dịch bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện có trên 300 giường bệnh trở lên phải có một phòng xét nghiệm khẳng định Realtime-PCR, qua đó, tăng khả năng mua sắm với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế có ngay phương án hỗ trợ, tăng cường năng lực xét nghiệm cho các địa phương, đặc biệt là đánh giá ngay hiệu quả các công nghệ xét nghiệm mới, từ đó đưa ra phương án, chiến lược xét nghiệm phù hợp với từng tình huống, điều kiện thực tế nhằm sàng lọc, đánh giá dịch tễ trên địa bàn sớm nhất, tiết kiệm nhất.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện nay các địa phương mới chỉ chuẩn bị vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thuốc men… phục vụ phòng chống dịch ở thời điểm hiện tại. Chúng ta phải dự trù, lường trước các kịch bản xấu hơn có thể xảy ra là tình huống cả nước có tới 30.000 ca nhiễm, trên cơ sở đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng ứng phó.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đề nghị, trên cơ sở kịch bản 30.000 ca mắc COVID-19, Bộ Y tế giao chỉ tiêu, phân vùng cụ thể để các địa phương chủ động mua sắm theo thẩm quyền. Nếu khó khăn về kinh phí, sử dụng quỹ dự phòng mà thiếu thì báo cáo Bộ Tài chính để bố trí, bảo đảm đầy đủ kinh phí phục vụ phòng, chống dịch.

Ban Chỉ đạo yêu cầu ngay trong tuần này Bộ Y tế phải hoàn thiện phương án chuẩn bị ứng phó tình huống 30.000 người nhiễm COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phải giao chỉ tiêu cụ thể (giường bệnh, sinh phẩm, máy xét nghiệm, thuốc điều trị, oxy,…) để các địa phương chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” (theo kịch bản trước đây, Bộ Y tế mới chuẩn bị phương án 10.000 người nhiễm).

Hết sức cảnh giác khả năng còn nguồn dịch trong cộng đồng

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến hôm nay (10/5), nói số tròn là khoảng 10 ngày nay, một số nơi và một số đồng chí ở các địa phương thực sự vào cuộc chống dịch không kể ngày đêm. Hiện nay tình hình thế giới, khu vực và cụ thể sát nước ta là Lào, Campuchia vẫn rất phức tạp. Trong nước đã có mầm bệnh ở trong cộng đồng. Qua công bố giải trình tự gen của virus và thực tiễn cho thấy tốc độ lây lan nhanh hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Bây giờ, chúng ta phải rất tích cực, phải rất cảnh giác".
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Bây giờ, chúng ta phải rất tích cực, phải rất cảnh giác".

Đến giờ phút này đã có hơn 400 ca nhiễm mới trong cộng đồng ở 26 tỉnh. Số liệu ca nhiễm, số tỉnh có người nhiễm nhiều nhưng như các chuyên gia phân tích là có 4 nguồn dịch.

Yêu cầu Bộ Y tế, các địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả như những ngày qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý ngoài 4 nguồn dịch nêu trên, hoàn toàn có thể còn nguồn dịch nào đó trong cộng đồng chúng ta mà không biết. 

“Bây giờ, chúng ta phải rất tích cực, phải rất cảnh giác, nhất là những tỉnh mà chưa bao giờ có dịch phải thường xuyên giám sát”, Phó Thủ tướng nói.

Không thay đổi chiến lược chống dịch

Về chiến lược chống dịch, Phó Thủ tướng nêu rõ có một số nơi, một số địa phương nói về việc thay đổi chiến lược nhưng như các chuyên gia phân tích, đấy chỉ là cách diễn đạt khác nhau, còn chiến lược và nguyên tắc của chúng ta hoàn toàn không có gì thay đổi. 

Phó Thủ tướng đề nghị tất cả các tỉnh khi có dịch thì rất bình tĩnh, có các giải pháp thực sự cần thiết, không làm xáo trộn và tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, hoạt động kinh tế hơn mức cần thiết. Còn khi chưa có dịch thì không được lơ là, chủ quan bởi người mang mầm bệnh đã có trong cộng đồng, trong điều kiện giao thông thuận lợi bất kỳ chỗ nào cũng có thể bùng phát dịch.

“Hiện nay, không một quốc gia nào an toàn khi cả thế giới chưa an toàn. Không một người Việt Nam nào an toàn khi cả nước chưa an toàn. Mỗi người phải trách nhiệm trước hết với mình và người thân của mình, sau đó là với đất nước, với cộng đồng”, Phó Thủ tướng kêu gọi và cám ơn rất nhiều các doanh nghiệp, dù còn rất khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện rất nghiêm các quy định chống dịch, nhiều bà con cũng vượt qua khó khăn, tiếp tục cùng với cả nước chống dịch.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.