Trồng 1 tỷ cây xanh phải thực chất, tránh phô trương, lãng phí

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Hà Công Tuấn nhấn mạnh, việc trồng 1 tỷ cây xanh phải đi đôi với quản lý, chăm sóc và bảo vệ để cây phát triển, tránh phô trương, hình thức, lãng phí…

Giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Hôm nay - 23/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 27/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp,  Quyết định 523//QĐ-TTg về của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 3050 và Quyết định 524/QĐ-TTg  phê duyệt đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025…

Hội nghị triển khai Đề án 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025.
 Hội nghị triển khai Đề án 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, Nghị định và Đề án trong thời gian tới được đồng bộ, kịp thời, thống nhất, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược, Đề án.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: “Bảo vệ rừng không những là bảo vệ đối tượng và tư liệu sản xuất, mà còn là bảo vệ môi trường cho toàn xã hội.  Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và mọi người dân cùng chung tay, góp sức, đồng lòng thực hiện thành công Chiến lược và Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững, vì một Việt Nam xanh.

Liên quan đến triển khai đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025, Thứ trưởng cho biết, đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh. Trong đó, 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm phần nào bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu…

Thứ trưởng nhấn mạnh, sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh vừa là quyết tâm chính trị, vừa là việc làm thiết thực nhất theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Đề án được thực hiện sẽ làm tăng khả năng phòng hộ của rừng và cây xanh, góp phần giảm nhẹ những thiệt hại do bão lũ và thiên tai gây ra, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Đề án còn góp phần phát triển lâm nghiệp đô thị, nâng cao kiến trúc cảnh quan, tăng chỉ tiêu cây xanh sử dụng công cộng trên đầu người, giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường tích lũy các bon, bảo vệ môi trường. Đồng thời, cải thiện môi trường trong xây dựng nông thôn mới, cung cấp các giá trị, tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ, giải trí,... cho con người..

“Thủ tướng đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong quá trình triển khai thực hiện, chúng ta phải nâng cao được nhận thức, ý thức của người dân và cộng đồng, xã hội hóa trồng rừng, trồng rừng đi đôi với chăm sóc, kiểm tra và bảo vệ, để cây phát triển, tránh phô trương, hình thức, lãng phí" - Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị các địa phương chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương để triển khai hiệu quả.

Huy động mọi nguồn lực

Để triển khai thành công để án, một trong các giải pháp, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) Trần Quang Bảo, cần tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Theo đó, tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây xanh thông qua các dự án tài trợ hoặc sáng kiến thành lập quỹ trồng cây xanh của các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, tập đoàn kinh tế,… sử dụng để mua vật tư, cây giống hỗ trợ cho các phong trào, dự án trồng cây phân tán; Kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các Dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, trồng cây xanh.

Đặc biệt, kết hợp thực hiện lồng ghép các chương trình đầu tư công của nhà nước như: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện; các chương trình chương trình phát triển kinh tế xã hội khác,…

“Ngoài sự đóng góp về vốn để mua vật tư, cây giống, cũng cần tích cực huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh...” - đại diện Tổng cục Lâm nghiệp lưu ý.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.