Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm đối với 3 luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhất trí trình QH xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở vào Chương trình năm 2024 theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024)...

Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV, sáng nay, 30/5, QH thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024.

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng cho biết, về dự kiến Chương trình năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đề nghị ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp QH; chú ý đến khả năng của các cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra; đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Không bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp QH, trừ trường hợp thực sự cấp thiết do yêu cầu của thực tiễn hoặc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

Về các dự án cụ thể, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBTVQH đề nghị QH cho điều chỉnh Chương trình năm 2024, bổ sung 8 dự án luật, 2 dự án pháp lệnh.

Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho hay, ngày 27/5/2024, Chính phủ có Tờ trình số 289/TTr-CP đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào Chương trình năm 2024 theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024) đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.

Qua xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của QH, UBTVQH cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành các luật nêu trên nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đưa các chính sách mới đã được QH quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Do đó, nhất trí trình QH xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật này vào Chương trình năm 2024, trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại 1 kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Ngoài ra, ngày 28/5/2024, Chính phủ có Tờ trình số 291/TTr-CP đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của QH về giảm thuế giá trị gia tăng và dự thảo Nghị quyết của QH thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở vào Chương trình năm 2024.

Trên cơ sở xem xét hồ sơ Chính phủ trình và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của QH, UBTVQH đề nghị QH cho phép bổ sung dự thảo Nghị quyết của QH về giảm thuế giá trị gia tăng vào Chương trình năm 2024, trình QH xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Xây dựng thể chế, thi hành pháp luật đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình và dự kiến Chương trình năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024. Theo đó, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, QH, các cơ quan của QH, Chính phủ cùng các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả, kinh nghiệm đã tích lũy, với tinh thần “lập pháp chủ động”, không ngừng nỗ lực, sáng tạo, quyết liệt, có nhiều cải tiến, đổi mới để khắc phục khó khăn, hoàn thành chương trình đề ra đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lập và thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế, bất cập chưa được khắc phục triệt để, như việc gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH, QH nhiều trường hợp chưa bảo đảm thời hạn quy định; tính gối đầu của Chương trình còn thấp dẫn đến phải bổ sung nhiều dự án...

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Đoàn Bến Tre) kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì các dự án Luật, pháp lệnh, nghị quyết kịp thời thông tin đến các cơ quan được giao nhiệm vụ theo dõi về tình hình chuẩn bị dự án, những vấn đề lớn đang đặt ra, khả năng đáp ứng tiến độ, sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý, tiếp thu hoàn thiện các dự án Luật, pháp lệnh để trình UBTVQH, trình QH đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình và các đánh giá của UBTVQH; khẳng định với sự đồng hành của QH và Chính phủ, những kết quả trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật đóng góp hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình tại phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình tại phiên họp.

Bộ trưởng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu các đề xuất của các đại biểu QH, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu một cách nghiêm túc các đề xuất của các đại biểu, như bổ sung vào Chương trình Luật Chữ thập đỏ, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Dân số, các nghị quyết về sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương nước ngoài, Luật An toàn thực phẩm…

Về tình trạng bổ sung các nội dung vào Chương trình kỳ họp rất sát thời gian, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, về mặt chủ quan, nguyên nhân là do tính dự báo khi làm Chương trình chưa cao. Tuy nhiên xem xét từ yêu cầu thực tế thì cũng có những cơ sở nhất định.

“Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ,Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung để soạn thảo và trình QH nhưng việc QH hay không thông qua phụ thuộc vào tiến độ, đặc biệt là chất lượng các dự án, dự thảo”, Bộ trưởng cho hay.

Về băn khoăn của một số đại biểu về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận ý kiến của đại biểu QH để báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên, môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp sẽ rà soát kỹ các nội dung mà các đại biểu đề cập, bao gồm lợi ích mang lại của việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn, tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, rà soát kỹ điều khoản chuyển tiếp và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục dự án Luật.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị QH chấp thuận đưa dự án Luật này vào Chương trình, Chính phủ và các bộ ngành sẽ triển khai soạn thảo, rà soát kỹ để bảo đảm chất lượng, chính xác. Bởi, việc QH thông qua dự án Luật để các luật có hiệu lực sớm hơn sẽ đóng góp rất tốt vào phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho đất nước.

Đối với dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở, do đây là vấn đề mới, quan trọng, phức tạp, cần nghiên cứu, đánh giá tác động, thẩm tra kỹ lưỡng; việc gửi hồ sơ đề nghị bổ sung nội dung này vào Chương trình quá gấp nên các cơ quan của QH không có điều kiện tổ chức thẩm tra, báo cáo UBTVQH xem xét trình QH.

Vì vậy, UBTVQH đề nghị QH chưa bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào Chương trình mà giao UBTVQH phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị kỹ lưỡng để bổ sung vào Chương trình kỳ họp thứ 8 nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Đọc thêm

Tận dụng nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi - Bài 1: Khi cán bộ, đảng viên xin nghỉ hưu trước tuổi

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho các công chức lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, tháng 2/2025. (Ảnh: danang.gov.vn)
(PLVN) - Đảng và Nhà nước đã, đang triển khai mạnh mẽ chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, giảm bớt sự cồng kềnh, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. Một trong những hệ quả rõ nét của quá trình này là có nhiều cán bộ, đảng viên xin nghỉ hưu trước tuổi. Điều này không chỉ xuất hiện ở cấp cơ sở mà còn diễn ra ở cả cấp Trung ương, cấp trung gian trong bộ máy hành chính nhà nước.

Tán thành chủ trương hợp nhất TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Các đại biểu thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng.
(PLVN) - Hôm qua (18/4), HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP HCM thành một đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, lấy tên là TP HCM.

Sáp nhập tạo ra dư địa lớn để phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong.
(PLVN) - Liên quan đến chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, Pháp luật Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, chia sẻ của lãnh đạo các địa phương, chuyên gia về vấn đề này.

UBTVQH cho ý kiến cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Phiên họp cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc thống nhất, triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, nhất là trong đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ tài chính có một số bất hợp lý phát sinh trong thực hiện chế độ tiền lương đối với một số đối tượng, ngành nghề; một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới…

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.