Triển khai hiệu quả, kịp thời về giao dự toán và thực hiện dự toán chi phí KCB BHYT

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nghe báo cáo, thảo luận nội dung triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP về giao dự toán và thực hiện dự toán chi phí KCB BHYT.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nghe báo cáo, thảo luận nội dung triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP về giao dự toán và thực hiện dự toán chi phí KCB BHYT.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh vừa họp với các đơn vị nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam để nghe báo cáo và thảo luận nội dung triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP về giao dự toán và thực hiện dự toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT).

Nghị định 75 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.

Những điểm mới của Nghị định 75 là quy định về việc lập dự toán chi KCB BHYT và thông báo số dự kiến chi KCB BHYT tại điểm 2 khoản 9 Điều 1. Theo đó, quy trình lập dự toán yêu cầu trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan như: Trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam giao dự toán chi KCB BHYT cho BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi 90% số dự toán thu BHYT của toàn quốc. Trên cơ sở đề nghị của cơ sở KCB về dự kiến chi trong năm, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo số dự kiến chi KCB BHYT đến cơ sở KCB... Ngoài ra, cơ sở KCB có số dự kiến trong năm chỉ tăng hoặc giảm so với số đã được thông báo, cơ sở KCB có văn bản gửi BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổng hợp điều chỉnh.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và đại diện các Sở Y tế, cơ sở KCB BHYT, Ban Thực hiện chính sách BHYT cũng chỉ rõ bài toán đang cần được giải quyết trong việc lập và giao dự toán đến cơ sở y tế là: Xác định các tiêu chí bảo đảm sự công bằng trong chi phí các nhóm bệnh tại cùng một hạng bệnh viện, cùng tuyến, cùng chuyên khoa... Đồng thời, các phương án lập dự toán cũng phải đảm bảo tổng số dự toán chi theo quy định của Nghị định 75 “Trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam giao dự toán chi KCB BHYT cho BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi 90% số dự toán thu BHYT của toàn quốc”.

Căn cứ trên các yêu cầu này, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị của BHXH Việt Nam tiếp tục thảo luận, góp ý kiến để xây dựng quy trình lập dự toán tạm thời, kịp thời hướng dẫn BHXH các địa phương, triển khai đến các cơ sở KCB để công tác lập dự toán được thống nhất giữa cả hai ngành BHXH và BHYT.

Nghị định 75 cũng nhấn mạnh trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong hoạt động giám định là: “Chủ động rà soát, phát hiện và gửi thông tin cảnh báo kịp thời cho cơ sở KCB BHYT về các chi phí KCB BHYT tăng cao so với mức chi phí bình quân của cơ sở KCB cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa”. Ở phía ngược lại, các cơ sở y tế cũng phải “chủ động phát hiện, rà soát, kiểm tra xác minh các chi phí KCB BHYT tăng cao tại cơ sở theo kiến nghị, cảnh báo của cơ quan BHXH và điều chỉnh phù hợp”.

Theo Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam), hiện Hệ thống Thông tin giám định của BHXH Việt Nam đang thực hiện kiểm soát chi phí KCB BHYT dựa trên 4 phần mềm. Cụ thể là giám định thủ tục KCB tự động trên Cổng Thông tin giám định; xác định chi phí đề nghị của cơ sở KCB bằng Phần mềm giám định (đã tích hợp các quy tắc giám định); giám định giá thuốc thông qua Phần mềm quản lý thuốc; đánh giá tính hợp lý của chỉ định qua Phần mềm giám sát. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã xây dựng hơn 120 chuyên đề giám định hằng năm, yêu cầu BHXH các địa phương triển khai để sàng lọc các chi phí bất thường...

Đây là cơ sở để BHXH Việt Nam thực hiện yêu cầu tại Nghị định 75 về rà soát, phát hiện và gửi thông tin cảnh báo kịp thời cho cơ sở KCB BHYT về các chi phí KCB BHYT tăng cao. Trung tâm đã xây dựng và đề xuất bộ 16 chỉ tiêu cảnh báo để gửi đến cơ sở y tế theo chu kỳ hằng ngày, tuần, quý, năm. Cảnh báo các chi phí tăng cao với các loại bệnh chiếm tỷ lệ chi cao tại cơ sở y tế so với các cơ sở y tế cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa...

Đánh giá Nghị định 75 đã đưa ra cơ chế tốt, cũng như khẳng định vai trò công tác giám định của cơ quan BHXH, theo đó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Thực hiện chính sách BHYT, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến và các đơn vị nghiệp vụ liên quan, cùng phối hợp để ban hành quy trình lập dự toán chi KCB BHYT, thông báo số dự kiến chi KCB BHYT kịp thời thực hiện cho năm 2024. Đồng thời, lưu ý các tiêu chí giám định và thông báo đến cơ sở y tế sẽ bảo đảm kiểm soát tốt việc thực hiện dự toán, cũng như làm căn cứ điều chỉnh dự toán trong năm và xây dựng dự toán cho năm tiếp theo.

Trước đó vào chiều ngày 1/12, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của BHXH Việt Nam nhằm lấy ý kiến góp ý của Sở Y tế và các cơ sở KCB BHYT về việc lập, giao dự toán và thông báo số dự kiến chi KCB BHYT theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Đọc thêm

Đưa công tác gia đình đi vào chiều sâu, hiệu quả

Giá trị của gia đình được xác định là một trong 4 giá trị quan trọng cần được ưu tiên để xây dựng trong tình hình mới. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy, một trong những mấu chốt của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác gia đình nói chung, xây dựng hệ giá trị gia đình nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu ở các tỉnh, thành, địa phương. Bài học kinh nghiệm chính là nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó phong trào xây dựng gia đình phát triển và mang lại kết quả tốt.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.