Trẻ nhỏ, hãy nói “không” với nhân sâm

Nhiều người vẫn coi nhân sâm là một thứ "tiên dược", mà không biết rằng đây là loại thuốc lợi bất cập hại với trẻ nhỏ.

Nhiều người vẫn coi nhân sâm là một thứ "tiên dược", mà không biết rằng đây là loại thuốc lợi bất cập hại với trẻ nhỏ.

Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nên thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ
Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nên thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ

 "Thương nhau như thế bằng mười hại nhau"

Bà Thanh – bà nội của bé Hồng Anh (tổ 10 - Dịch Vọng - Cầu Giấy) lúc nào cũng có một củ sâm cất cẩn thận trong tủ. Với ông bà, sâm như một thứ thần dược. Mỗi khi mệt mỏi “Chỉ cần một lát sâm là tỉnh người ngay. Cũng nhờ có sâm mà bao nhiêu năm nay, người tôi chẳng có tí rôm, sảy nào, dù trời nóng bức đến mấy.” – bà hồ hởi kể.

Mới có cô cháu nội đầu lòng, bà chăm cháu như chăm trứng mỏng. Không phụ lòng bà, cô bé tròn mũm mĩm, da trắng, môi đỏ, xinh như một thiên thần. Nhưng chẳng hiểu sao, “thiên thần nhỏ” của bà Thanh thường bị nổi mẩn khắp người. Nhìn những vùng da đỏ ửng khắp mặt, lưng, chân tay của cháu, lòng bà Thanh như lửa đốt. Cô bé Hồng Anh bứt rứt không yên, quấy khóc suốt ngày, lơ là cả việc ăn uống làm bà nội càng sốt ruột.

Chẳng cần suy nghĩ, bà lấy ngay “thần dược” của mình cho cháu dùng. Cả một củ sâm cỡ ngón tay cái người lớn, bà thái lát, hãm nước cho cháu uống. Chưa uống hết bình  nước sâm của bà thì bé Hồng Anh đã phải vào viện tiếp nước vì cứ “ăn gì ra nấy”. Nguyên nhân làm cho Hồng Anh bị tiêu chảy không có gì khác ngoài thứ nước “thần dược” của bà nội. Biết vậy nhưng bà Thanh vẫn cứ băn khoăn hỏi con dâu: Mẹ đã cho cả gừng, hãm cùng, thế mà cháu vẫn lạnh bụng là sao nhỉ?!

Bà Thanh đã đúng khi cho gừng vào hãm cùng nhân sâm để hạn chế tính hàn, tuy nhiên vì bà đã cho bé Hồng Anh uống quá nhiều nên bé bị ngộ độc. Cũng còn may là bé Hồng Anh chỉ bị tiêu chảy. Một số người dùng nhân sâm và chế phẩm với liều quá cao, hoặc quá dài ngày còn bị ngộ độc với biểu hiện nguy hiểm như tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ, nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật... Y học gọi những triệu chứng này là “hội chứng ngộ độc nhân sâm”. Không chỉ trẻ nhỏ, nếu người lớn uống quá nhiều sâm cũng có thể bị ngộ độc.

Cũng bởi biết nguyên nhân làm cho bé Hồng Anh phải nhập viện là vì uống nhân sâm, nên bác sỹ đã tư vấn cho bà Thanh về mặt trái của nhân sâm đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ. Bà Thanh nghe nói mà chột dạ: “Nếu không biết mà cứ cho cháu uống thường xuyên thì thành hại cháu quá!”

"Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng nhân sâm, kể cả các loại thuốc, nước uống được làm từ sâm. Nếu cần dùng, phải được bác sĩ chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định, chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp." (GS.TS Hoàng Bảo Châu).

Nhân sâm khiến trẻ phát dục sớm

Trong nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích... Nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ nhưng vẫn là thuốc, nên không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng dùng được bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau. Việc dùng tùy tiện đôi khi “lợi bất cập hại”.

Nguy hiểm hơn, một trong những đặc tính của nhân sâm là kích thích cơ thể tiết ra các nội tiết tố sinh dục. Nếu tùy tiện cho trẻ dùng thực phẩm hoặc các thức ăn có chứa nhân sâm thể làm kích thích quá trình phát dục khiến đứa trẻ phát dục sớm, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13 - 16 tuổi. Hơn nữa, nhân sâm còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động.

Trong Nhi khoa Đông y, nhiều chứng bệnh rất cần dùng nhân sâm nói riêng và các loại sâm khác nói chung như đẳng sâm, cát lâm sâm, tây dương sâm, thái tử sâm.... Chẳng hạn, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể sau ốm, thiếu máu… thì nhân sâm có thể được sử dụng với vai trò là một thành phần trong sự kết hợp với các dược liệu khác của một số bài thuốc để hồi phục sức khỏe, bồi bổ cơ thể cho trẻ nhỏ.

Đối với trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì các bác sĩ khuyên không nên dùng nhân sâm để trị bệnh hay bồi dưỡng cho trẻ trong bất cứ trường hợp nào. Các bác sĩ khuyên rằng, trẻ không thể từ còi cọc mà trở thành béo tốt nhờ vào nhân sâm hay các thực phẩm đa chức năng khác. Nếu cần dùng thì trẻ phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định, chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp.

Hiện nay, những loại trà sâm, trà linh chi bày bán ở khá nhiều nơi:  Hiệu thuốc, siêu thị các cửa hàng nhân chuyên biệt… với đủ chủng loại từ chè tan liền, chè túi lọc, tinh chất, bột linh chi, nấm linh chi nguyên chiếc, sâm củ, sâm lát, trà sâm... được nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc và cả hàng trong nước sản xuất. Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nhân sâm đối với sự phát triển của trẻ, do đó không nên lạm dụng nhâm sâm cho trẻ, kể cả trà sâm. Có thể những tác dụng phụ chưa nhìn thấy ngay, nhưng nếu cứ dùng thường xuyên thì sẽ gây nhiều hậu quả khác nhau.

Nhân sâm không phải là chất dinh dưỡng nhất thiết phải bổ sung trong quá trình tăng trưởng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ”  (PGS-TS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN)

Tốt nhất, để trẻ có sức khoẻ và sự phát triển bình thường, hãy chăm sóc trẻ với một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh sử dụng nhiều thuốc bổ.“Không chỉ với nhân sâm mà tất cả các thuốc bổ đông y khác như nhung hươu, cao hổ cốt, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa... cũng phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này”- (Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn – Bác sỹ Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) khẳng định.
  

 Trần Lâm





 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.