Tránh lợi dụng vận động bầu cử vì mục đích cá nhân

Theo ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Không biến vận động bầu cử thành nơi để khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Theo Luật định, ngày 3 – 18/5/2011, MTTQ các cấp sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 thực hiện quyền vận động bầu cử của mình. Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho biết:

- Theo Điều 11, Nghị quyết 1020 ngày 14/2/2011 của Ủy ban Thường vụ QH, vận động bầu cử của người ứng cử là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở địa phương nào thì thực hiện quyền vận động bầu cử ở địa phương đó.

Những yêu cầu của vận động bầu cử bao gồm: Công khai, dân chủ, bình đẳng và xây dựng trong vận động bầu cử, tạo không khí trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa người ứng cử và cử tri. Không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Không biến vận động bầu cử thành nơi để khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Không được lạm dụng uy tín, chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Không được lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. Không được sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân để lôi kéo, mua chuộc cử tri và phải b ảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình vận động bầu cử.

- Xin ông cho biết, pháp luật nước ta quy định những hình thức bầu cử nào và nội dung của vận động bầu cử ra sao?

- Đối với hình thức bầu cử, việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do Uỷ ban MTTQ các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức; trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng; gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác.

Nội dung vận động bầu cử của người ứng cử bao gồm: Người ứng cử trình bày dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Người ứng cử trình bày ý kiến của mình về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Người ứng cử và cử tri trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm. Và cuối cùng là người ứng cử trả lời các câu hỏi của cử tri.

MTTQ Việt Nam không những là cơ quan chủ trì tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử mà còn có trách nhiệm giám sát quá trình vận động bầu cử để đảm bảo công khai, minh bạch, tránh tình trạng lợi dụng vận động bầu cử để thực hiện những mục đích cá nhân.

- Ngoài các hình thức vận động bầu cử mà pháp luật đã quy định, người ứng cử có được sử dụng một số hình thức vận động khác mà pháp luật không cấm như phát tờ rơi, tặng quà, vận động trên Internet... hay không, quan điểm của ông về việc này như thế nào?

- Ngoài ba hình thức vận động bầu cử mà pháp luật đã quy định, có thể có trường hợp người ứng cử thực hiện một số hình thức vận động khác, mà chủ yếu là phát tờ rơi để nói về thành tích của cá nhân mình. Pháp luật không cấm các hình thức này nhưng nếu thực hiện các hình thức không có trong quy định của Luật sẽ tạo ra sự không bình đẳng trong bầu cử bởi vì thành phần những người ứng cử rất đa dạng, có người công tác trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể, có người làm trong các DN...

Có thể thấy rằng khi đã đưa vào danh sách ứng cử ở đơn vị bầu cử thì ở đó là sự hòa trộn các đối tượng như thế. Và những người có điều kiện vận động bầu cử theo một trong các hình thức như phát tờ rơi, tặng quà cho cử tri... sẽ chủ yếu là các doanh nhân, điều này sẽ dẫn đến tình trạng bất bình đẳng đối với những người ứng cử trong cùng đơn vị bầu cử không có điều kiện thực hiện các hình thức vận động đó. Như vậy yêu cầu đảm bảo bình đẳng theo quy định sẽ không được thực hiện và đó là điều pháp luật cấm.

Đối với hình thức vận động trên Internet, nếu coi Internet là phương tiện thông tin đại chúng thì pháp luật nước ta không cấm. Tuy nhiên, trong Luật đã quy định rõ, thông qua việc trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu người ứng cử có điều kiện được các báo mạng phỏng vấn, được đăng tải trên Internet thì tôi nghĩ đó là điều tốt cho người đó. Đặc biệt, không được lợi dụng việc trả lời phỏng vấn đó để nói những việc sai sự thật, để công kích làm tổn hại đến uy tín, quyền lợi, danh dự của những người khác.

- Trân trọng cảm ơn ông.

Nguyễn Bích Thuỷ (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đọc thêm

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện

Bộ trưởng Bộ Công thương trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay, 21/10, trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phải biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết đã đúng, trúng thì tổ chức thực hiện là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.