Tránh hình thức trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Phát huy quyền làm chủ của người dân ở cơ sở. (Ảnh minh họa)
Phát huy quyền làm chủ của người dân ở cơ sở. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Chủ tịch Quốc hội, phải có văn bản luật để thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thực chất, hiệu quả, đi vào cuộc sống, tránh hình thức, phô trương.

Ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Luật này quy định chung về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong nội bộ cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập (trừ một số cơ quan, tổ chức đặc thù); trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân

Góp ý vào dự thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là dự án Luật quan trọng và khó vì phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều loại hình, nhiều chủ thể. Do đó cần được nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng, kể cả ở cơ quan trình và cơ quan thẩm tra để đảm bảo chất lượng trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là dịp thể chế hóa chủ trương, quan điểm lớn của Đảng về phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Phương châm là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng như văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ. Bởi suy cho cùng, thành quả của sự nghiệp đổi mới mà dân không tham gia thì không thành công, dân không được thụ hưởng thì không có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, nội dung dự thảo cần xử lý tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ ở cơ sở với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Qua Luật này thể chế hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. “Yêu cầu phải có văn bản luật để thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách thực chất, hiệu quả, đi vào cuộc sống, tránh hình thức, phô trương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thực hành dân chủ ở cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa chính trị - xã hội rất nhân văn và sâu sắc. Tuy nhiên, qua đánh giá thì công tác thể chế hóa các chủ trương của Đảng cũng có phần chưa được đầy đủ và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết cần khắc phục.

Vì vậy, qua thảo luận các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm cụ thể hóa các văn kiện của Đảng, những chủ trương mới, đặc biệt là những chủ trương mới trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng thời, việc xây dựng luật này cũng phù hợp với Kết luận 19 của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc ban hành Luật này là nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Do đó, nhiệm vụ của Luật là phải thiết kế cho được quyền của người dân là chính và trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện dân chủ cơ sở. Đồng thời, quyền đi liền với nghĩa vụ, trách nhiệm, do đó, các điều luật phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn về cơ chế, phương thức công khai thông tin, bàn và quyết định tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra và thụ hưởng.

Về bố cục và kết cấu dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, thiết kế rõ 3 loại hình thực hiện dân chủ cơ sở là xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị; doanh nghiệp. Về xác định rõ phạm vi cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí xác định cơ sở bao gồm cả thôn, tổ dân phố - là nơi mà người dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ…

Đối với việc thực hiện dân chủ trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc có hay không loại trừ và mức độ loại trừ đến đâu, nếu có. Nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu thêm về vấn đề thực hiện dân chủ với nhân dân trong mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị.

Điểm mới của Luật lần này là Chính phủ đề nghị bổ sung chế định thanh tra nhân dân (hiện đang điều chỉnh tại Luật Thanh tra sửa đổi) sang quy định tại dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định kỹ hơn chế định thanh tra nhân dân sang Luật này vì đây là hình thức cụ thể, thiết chế cụ thể để thực hành dân chủ ở cơ sở.

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.