TP Tuyên Quang tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư

TP Tuyên Quang ngày một khang trang, hiện đại (Ảnh: Lê Hanh)
TP Tuyên Quang ngày một khang trang, hiện đại (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) -  Với sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân, TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư.

Kinh tế - xã hội phục hồi chậm

6 tháng đầu năm 2023, tình hình phát triển kinh tế - xã hội UBND TP. Tuyên Quang có những tín hiệu khả quan: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 52,0% kế hoạch (tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2022); Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 56% kế hoạch (tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022); Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 52% kế hoạch (tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2022); Tổng thu ngân sách (thu nội địa) ước 249.810 triệu đồng, đạt 30,8% kế hoạch, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2022; Doanh thu về hoạt động du lịch đạt 75,6% kế hoạch (tăng 88% so với cùng kỳ năm 2022)...

Tuy nhiên, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Tuyên Quang vẫn còn phục hồi tương đối chậm. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp, hợp tác xã còn gặp khó khăn về tài chính, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân do giá cả hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa biến động tăng; việc tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh còn khó khăn do lãi suất vốn vay còn ở mức cao. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư của thành phố còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn.

Chủ tịch UBND TP Tuyên Quang Xuống tổ nhân dân tuyên truyền cho nhân dân phòng chống dịch bệnh mùa hè (Ảnh: Lê Hanh)Chủ tịch UBND TP Tuyên Quang Xuống tổ nhân dân tuyên truyền cho nhân dân phòng chống dịch bệnh mùa hè (Ảnh: Lê Hanh)

Trong lĩnh vực quy hoạch đầu tư, tiến độ triển khai các dự án khởi công mới, tiến độ thi công công trình, giải phóng mặt bằng, đấu giá thu tiền sử dụng đất và giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm. Số thu ngân sách trên địa bàn đạt tỷ lệ thấp so với dự toán giao và so với cùng kỳ năm trước.

Công tác quản lý nhà nước về đô thị, quản lý trật tự xây dựng ở một số chính quyền cơ sở chưa quyết liệt. Công tác quản lý địa bàn, quản lý đất đai, khoáng sản cần được siết chặt hơn nữa.

Cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút nguồn lực đầu tư

Với những tồn tại hạn chế đã chỉ ra, trong 6 tháng cuối năm 2023, TP Tuyên Quang tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.

Thực hiện theo văn bản số 2168-CV/TU của Tỉnh ủy về việc Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố Tuyên Quang quán triệt triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Đồng thời, thành phố Tuyên Quang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với sự phát triển của tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và Lãnh đạo TP Tuyên Quang đi kiểm tra, đôn đốc các dự án xây dựng trên địa bàn Thành phố (Ảnh: Lê Hanh)

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và Lãnh đạo TP Tuyên Quang đi kiểm tra, đôn đốc các dự án xây dựng trên địa bàn Thành phố (Ảnh: Lê Hanh)

Cùng với đó, thành phố sẽ thường xuyên rà soát, đánh giá những nguyên nhân gây trở ngại, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan do lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Qua đó, xác định rõ mục tiêu, giải pháp, lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu để kịp thời có giải pháp khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế gây khó khăn, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

Để cụ thể hóa những nhiệm vụ trên, trong 6 tháng cuối năm 2023, thành phố sẽ ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), tập trung chỉ đạo khắc phục các điểm số thành phần đạt điểm thấp năm 2022 để nâng cao vị trí xếp hạng trong các huyện, thành phố thuộc tỉnh;Tập trung nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) năm 2023.

Thành phố phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thành phố, UBND các xã, phường chủ động giải quyết kịp thời các thủ tục liên quan đến đầu tư thuộc thẩm quyền nhanh chóng, thông thoáng; đặc biệt là thủ tục về quy hoạch, đất đai để thu hút đầu tư các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Thành phố cũng tạo điều kiện để các chủ thể trong nền kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng. Tiếp tục duy trì giảm tối thiểu 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

Những định hướng, nhiệm vụ cụ thể và quyết tâm của lãnh đạo thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư đến với địa phương.

Đọc thêm

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.