TP Hồ Chí Minh: Lo ngại thiếu thuốc điều trị bệnh tay - chân - miệng

Trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - TP HCM. (Ảnh: Xuân Mai)
Trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - TP HCM. (Ảnh: Xuân Mai)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày gần đây, số ca mắc tay - chân - miệng tiếp tục tăng nhanh, trong khi ngành Y tế TP HCM đang quan ngại vì khan hiếm thuốc điều trị bệnh.

Từ cuối tháng 4/2023 đến nay, bệnh tay - chân - miệng đang gia tăng nhanh tại khu vực các tỉnh phía Nam. TP HCM là một trong những địa phương đông dân nhất cả nước nên số lượng trẻ mắc bệnh mỗi tuần đang ghi nhận ở mức rất cao. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, nếu như trung bình 4 tuần trước đó, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng chỉ 1.455 ca, thì trong tuần 29 (từ ngày 17 - 23/7), số ca bệnh tay - chân - miệng tại thành phố tiếp tục tăng nhanh, với 2.356 ca bệnh.

Như vậy, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng tăng 1,6 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Tất cả các quận, huyện đều có ca mắc tăng, trong đó các quận, huyện có số ca trên 100.000 dân cao, gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú.

Ngành Y tế dự báo, số ca mắc và số ca nặng do dịch bệnh tay - chân - miệng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới. Tỷ lệ nhập viện và ca nặng từ các tỉnh chuyển đến thành phố chiếm khoảng 80%. Đến hiện tại, có 6 trẻ tử vong tại các bệnh viện của TP HCM đều có hộ khẩu từ các tỉnh, thành khác.

Số trẻ mắc bệnh trên địa bàn TP HCM tăng cao, bên cạnh đó nhiều bệnh nhi mắc tay - chân - miệng từ các tỉnh chuyển đến thành phố điều trị đang gây áp lực rất lớn cho khoa Nhiễm của các bệnh viện. Cụ thể, tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong ngày 25/7 đang điều trị nội trú cho 150 trẻ.

BS Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Trong số 150 bệnh nhi mắc tay - chân - miệng đang điều trị tại khoa thì có khoảng 30 ca ở độ nặng, 8 ca rất nặng đang phải thở máy. Bệnh bắt đầu tăng nhanh từ đầu tháng 6, đến nay số trẻ tại TP HCM và các tỉnh phải nhập viện điều trị càng lúc càng tăng”.

Sở Y tế TP HCM cho biết đã chủ động xây dựng kịch bản ứng phó dịch tay - chân - miệng, với 3 tình huống. Hiện nay, thành phố đang ở tình huống thứ 2. Cụ thể, có 50 - 100 ca nhập viện mới/ngày, 200 - 700 ca điều trị nội trú, 20 - 70 ca nặng ứng, với quy mô giường bệnh là 700 giường, trong đó có 80 giường hồi sức tích cực.

Hiện nay, bệnh tay - chân - miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, một số loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh tay - chân - miệng đang rơi vào tình trạng khan hiếm hoặc đứt hàng được các chuyên gia y tế nhận định là nguyên nhân khiến nhiều trẻ trở nặng do không được điều trị kịp thời.

Theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM, cơ số thuốc dự trữ của thành phố dự kiến không đủ đáp ứng trước tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh, trong khi thành phố luôn phải tiếp nhận người bệnh nặng từ các tỉnh chuyển đến như hiện nay. Cụ thể, số lượng thuốc IVIG dùng mỗi ngày tăng đến xấp xỉ 200 lọ thuốc (từ 13/7 trở đi) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi lượng tồn IVIG tại các bệnh viện hiện chỉ có khoảng 2.400 lọ.

Sở Y tế TP cho rằng chắc chắn có nguy cơ thiếu thuốc IVIG từ cuối tháng 7 trở đi nếu bệnh nhân nặng như hiện tại, hoặc hết thuốc sớm hơn nếu tình hình tiếp tục tăng nhanh. Dự kiến đến cuối tháng 8 tới mới có đợt thuốc IVIG nhập khẩu tiếp theo.

Trước tình hình căng thẳng của dịch tay - chân - miệng, Sở Y tế TP HCM cũng kiến nghị Bộ Y tế phân công cho các bệnh viện tuyến cuối của một số tỉnh, thành phố có năng lực trong công tác thu dung, điều trị tay - chân - miệng.

Cục Quản lý dược sớm phê duyệt các đơn hàng nhập khẩu thuốc IVIG nếu có. Bộ Y tế sớm có chỉ đạo và giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc điều trị tay - chân - miệng cho các tỉnh phía Nam.

Ngày 26/7, Sở GD&ĐT TP HCM ban hành văn bản khẩn về việc triển khai công tác truyền thông, nhắn tin tăng cường phòng, chống bệnh tay - chân - miệng. Cụ thể, Sở GD&ĐT đề nghị Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các trường mầm non, nhóm trẻ và các trường tiểu học trên địa bàn truyền thông cho phụ huynh với hình thức như gửi tin nhắn qua Zalo cho nhóm phụ huynh; in và phát cho phụ huynh hoặc dán tại lớp học, khu vực chờ đón trẻ với nội dung: “Để phòng bệnh tay - chân - miệng, người chăm sóc trẻ và trẻ em cần thường xuyên rửa tay, vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà... Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế”.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.