TP. Hồ Chí Minh: Đào hồ... chống ngập

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Năm nào trước mùa mưa lũ TP.HCM cũng bàn chuyện chống ngập. Năm trước, TP.HCM chọn giải pháp đặt cống lắp rạch thoát nước tự nhiên. Thế nhưng, kết quả thống kê cho thấy trong năm 2013, TP.HCM xóa được 9 điểm ngập thì lại có đến 21 điểm ngập mới. 
Cống tắc, thì…đào hồ?
Mùa mưa năm nay các ngành chức năng lại tiếp tục “bài ca” chống ngập. Phương pháp được các nhà quản lý đưa ra cho năm 2014 là… đào hồ nổi, đào hồ ngầm… chống ngập. Theo lý giải của Thạc sĩ Đỗ Tấn Long -Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM - thì có nhiều hình thức tích trữ nước như đặt các bồn chứa nước dưới đất rồi lấp lại, mặt bằng bên trên vẫn sử dụng bình thường. Ở các quận, huyện ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, Q.12… có thể làm hồ nổi kết hợp xây dựng công viên, khu du lịch. 
TS.Hồ Long Phi - Đại học Quốc gia TP.HCM -  trong buổi trả lời báo chí mới đây thì cho rằng: “Việc làm nhiều hồ điều tiết có diện tích khác nhau là giải pháp rất hay. Làm được dạng hồ ngầm vừa giúp trữ nước mưa chống ngập, mặt bằng vẫn được sử dụng vào mục đích khác. Cố gắng đưa về giải pháp thoát nước tự nhiên của TPHCM trước đây, đồng thời sửa chữa sai lầm trong quá khứ”. 
Nhưng các vị này cũng nhìn nhận rằng, việc đào hồ sẽ hết sức khó khăn về kinh phí và quỹ đất. Mặc dù đã sơ chọn được 2 vị trí là khu vực rạch Gò Dưa (quận Thủ Đức) rộng khoảng 100ha, trũng tự nhiên và khu vực Bàu Cát (Tân Bình) là nơi ngập nhiều và thường xuyên với nhiều vị trí khác như huyện Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12… nhưng ngay cả chủ đầu tư cũng tỏ ra thiếu tự tin về giải pháp của mình: “Để thực hiện được việc này phải có sự quyết tâm cao của chính quyền, sự đồng thuận của xã hội và làm sao để ít gây xáo trộn đến dân sinh, ít giải tỏa di dời nhất”. 
Nghi ngờ…tính khả thi
Và mặc dù “Qui hoạch mạng lưới hồ điều tiết phân tán để giảm ngập úng tại TP.HCM” đã hoàn tất giai đoạn lấy ý kiến sở, ngành và cuối tháng 5 năm nay sẽ báo cáo trình UBNDTP xem xét nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng việc đào hồ chống ngập là thiếu khả thi.  
Ông N.T.C - Giám đốc một Cty về phát triển đô thị - cho rằng: “TP.HCM là một thành phố trẻ, năng động, hiện đại, mà lại giải quyết bài toán chống ngập bằng cách đào hồ theo kiểu hố bom như thế là không ổn. Nó vừa làm mất cảnh quan đô thị vừa không giải quyết vấn đề về kỹ thuật.” Theo ông, phải mời các chuyên gia hàng đầu về thủy lợi để họ đóng góp ý kiến, phải khảo sát kỹ càng để tìm ra giải pháp tối ưu, “chứ đào hồ như vậy vừa băm nát TP, vừa lãng phí và tạo sự bức xúc trong dân”.
Ông V.M.H - cán bộ về hưu ở quận Tân Bình - cũng bức xúc: “Tưởng tượng trong nội thành mà có hàng chục cái hồ chứa nước lớn, bé thì rõ ràng là không phù hợp, chưa nói tới việc đó có hiệu quả chống ngập hay không, chỉ thấy về mặt cảnh quan đô thị thì khó chấp nhận”. 
Trao đổi với lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Tất Thành Cang về phương pháp chống ngập này, ông Cang cho biết:  “Chưa thấy ai nói gì cả”.  Ông Trần Hữu Trí – Bí thư quận ủy Quận 12 - cho rằng: “Câu chuyện về hồ điều tiết phân tán, qui hoạch thì đã có rồi, vấn đề triển khai thực hiện như thế nào là do ý kiến của TP. Theo tôi, đây là một trong những giải pháp “cơ bản” và lâu dài chứ không chỉ chống ngập trong mùa mưa năm nay. Người dân nên hiểu đây là cái hồ điều tiết chứ không phải cái hố đựng nước mưa nên chúng ta phải sắp xếp thực hiện theo qui hoạch và tính toán đầu tư như thế nào cho hợp lý”. 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...