TP HCM xem xét kích hoạt lại chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ do COVID-19

Hiệu quả rõ rệt của chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ với dịch COVID-19 ở giai đoạn dịch bùng phát trên địa bàn TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
Hiệu quả rõ rệt của chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ với dịch COVID-19 ở giai đoạn dịch bùng phát trên địa bàn TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 18/4, Sở Y tế TP HCM cho biết, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn đang có xu hướng tăng nhẹ và miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 có xu hướng giảm, nên việc xem xét kích hoạt trở lại “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” cần được đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Theo Sở Y tế TP HCM, mặc dù số ca mắc COVID-19 bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng hầu hết tập trung ở người cao tuổi, cùng với sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5. Hiện tại, miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 bắt đầu có xu hướng giảm, cụ thể từ 98,7% người dân TP HCM có miễn dịch với SARS-CoV-2 vào tháng 9/2022 nay giảm xuống còn 96,7%.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP HCM nhấn mạnh: "Việc xem xét kích hoạt trở lại “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ” cần được đặt ra trong giai đoạn hiện nay".

Trước đây, khi dịch bệnh COVID-19 còn ở giai đoạn bùng phát, ngành y tế TP HCM đã triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, giúp giảm rõ rệt số trường hợp tử vong. Điểm nổi bật sau 1 tháng triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, TP HCM đã lập danh sách 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó, phát hiện 25.642 người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 (chiếm tỷ lệ 4,0%), xét nghiệm tầm soát phát hiện 5.437 người mắc COVID-19 (chiếm tỷ lệ 0,8%).

Qua chiến dịch, người chưa tiêm vaccine đã được thuyết phục tiêm tại nhà hoặc tại cơ sở y tế, người mắc COVID-19 nhưng không biết đã được điều trị bằng thuốc kháng virus, nhờ đó đã kéo giảm rõ rệt số trường hợp tử vong.

Tiếp nối những thành công của chiến dịch, TP HCM tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Chiến dịch cho đến hết năm 2022, theo đó đối tượng người thuộc nhóm nguy cơ sẽ được mở rộng theo chỉ đạo của Bộ Y tế (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19)...

Mới đây, UBND TP HCM đã có công văn khẩn gửi các sở, ban, ngành TP; UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, UBND TP HCM yêu cầu ngành y tế tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt đối với các nhóm nguy cơ cao như: phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. Đồng thời, UBND TP HCM cũng yêu cầu ngành y tế đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...