TP HCM: Vụ án chìm tàu bị...“chìm xuồng“

Tàu do Cty CP Công nghệ Việt Séc sản xuất bằng vật liệu PPC đã được Đăng kiểm Hải quân đăng kiểm.
Tàu do Cty CP Công nghệ Việt Séc sản xuất bằng vật liệu PPC đã được Đăng kiểm Hải quân đăng kiểm.
(PLO) - Đã gần 6 tháng kể từ khi có kết quả giám định của Bộ Giao thông Vận tải nhưng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM vẫn không “phục hồi điều tra” hoặc “đình chỉ vụ án” khiến cho 2 bị can luôn trong tình trạng “dở mếu, dở khóc” vì không yên tâm làm ăn và không thể xuất cảnh để ký kết hợp đồng…

Khởi tố và bắt giam trước, giám định sau

Như PLVN đã từng thông tin, liên quan đến vụ chìm tàu BP12-04-02 vào tối 2/8/2013 tại vùng biển huyện Cần Giờ (TP HCM) làm 9 người chết, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành bắt giam hai bị can liên quan đến việc sản xuất tàu là ông Vũ Văn Đảo (SN 1968), Giám đốc Cty CP Công nghệ Việt Séc, Chủ tịch HĐQT Cty CP Vũng Tàu Marina và ông Đinh Văn Quyết - Giám đốc Cty CP Vũng Tàu Marina về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.

Hai bị can đã liên tục kêu oan vì cho rằng nguyên nhân vụ tai nạn không phải do lỗi “sản xuất” hay “điều động” phương tiện vì bản thân Kết luận điều tra và Cáo trạng đều thừa nhận nguyên nhân chìm tàu là “chở quá số người, cho phép, hành trình ra vùng không được phép hoạt động và việc điều khiển phương tiện không phù hợp” chứ không phải do chất lượng tàu kém hay tình trạng kỹ thuật của tàu không đảm bảo.

Sau đó, VKSND TP HCM lại lập luận rằng: tàu BP 12-04-02 chưa được Cục Đăng điểm Việt Nam (ĐKVN) cấp Giấy đăng kiểm là không đảm bảo an toàn. Nhưng một lần nữa, quan điểm truy tố này bị phủ nhận bởi hồ sơ vụ án thể hiện tàu BP 12-04-02 đã được Phòng Đăng kiểm Hải quân (Bộ Tư lệnh Hải quân) đăng kiểm và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy (CNATKTPTT), tức là không cần ĐKVN tiến hành đăng kiểm, tàu vẫn đủ điều kiện hoạt động.

Ngoài ra, Viện Kiểm sát quân sự và Cơ quan Điều tra hình sự Quân chủng Hải quân cũng có công văn nêu rõ: Giấy CNATKTPTT cho hai canô BP.12-04-02 chỉ có sai sót là “ghi không đúng tên vật liệu thân vỏ phương tiện (từ PPC thành Composite). Sai phạm này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trong vụ tai nạn chìm canô BP.12-04-02.

Thậm chí, sau này Cục ĐKVN còn công nhận kết quả đăng kiểm của Đăng kiểm Hải quân đối với tàu thuyền chế tạo bằng vật liệu PPC để thực hiện đăng kiểm theo thẩm quyền đối với tàu sản xuất bằng vật liệu PPC do Cty Cp Công nghệ Việt Séc đã sản xuất.

Nhận thấy không có nguyên nhân nào là “đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không đảm bảo an toàn” nên vào tháng 7/2015, TAND TP HCM đã trả hồ sơ (lần 2) để VKSND điều tra bổ sung. Sau đó, VKSND TP HCM lại tiếp tục trả hồ sơ cho Cơ quan CSĐT để giám định tàu BP 12-04-02. Thực hiện yêu cầu này, ngày 27/8/2015 Cơ quan CSĐT đã có quyết định trưng cầu giám định để Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trưng cầu giám định đối với tàu BP 12-04-02, đồng thời ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với ông Đảo, ông Quyết để chờ kết quả giám định.

Vụ án bị “treo” vô thời hạn

Bình luận về động thái trên, ông Đảo cho biết, đáng lẽ Cơ quan CSĐT phải tiến hành trưng cầu giám định trước để xác định tàu BP 12-04-02 “không an toàn” như thế nào. Nếu đúng là phương tiện này “mất an toàn” thì mới có căn cứ để khởi tố bị can. Nhưng ở đây, Cơ quan CSĐT lại làm theo quy trình ngược lại, tức là khởi tố, bắt giam bị can trước rồi mới trưng cầu giám định để thu thập chứng cứ. Việc điều tra như vậy là không khách quan bởi cơ quan CSĐT chỉ quan tâm đến chứng cứ buộc tội mà thôi.

Cùng quan điểm này, ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự TANDTC, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho rằng, muốn xác định đây là vụ án “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” thì việc đầu tiên phải kết luận tàu bị tai nạn là do lỗi kỹ thuật hoặc do chất lượng không bảo đảm an toàn.

Nhưng trước thời điểm bị can bị khởi tố, bắt tạm giam thì Cục ĐKVN đã có văn bản xác định, “việc chở quá số lượng người cho phép là một trong các nguyên nhân làm chìm tàu; ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: phương tiện hành trình ra vùng không được phép hoạt động, việc điều khiển phương tiện không phù hợp” (tức là không khẳng định nguyên nhân tàu bị tai nạn là do chất lượng kém hay do lỗi kỹ thuật mà do lỗi người điều khiển). Như vậy, không thể xác định hành vi của ông Đảo và ông Quyết phạm tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” được. 

Được biết, sau khi được Cơ quan CSĐT trưng cầu thì ngày 19/11/2015, Hội đồng giám định Bộ GTVT đã có kết quả giám định xác định: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do chở quá số người cho phép, cộng thêm khả năng tàu đã gặp thời tiết bất lợi tại thời điểm xảy ra tai nạn”.

Theo quy định thì sau khi có kết quả giám định, Cơ quan CSĐT phải phục hồi điều tra hoặc đình chỉ điều tra nhưng đã gần 6 tháng qua, Cơ quan này vẫn “làm ngơ” mặc dù đã nhận được đơn yêu cầu đình chỉ vụ án (vì lý do tạm đình chỉ không còn và không có hành vi phạm tội) của ông Đảo, ông Quyết và văn bản “đốc thúc” của một số cơ quan, đoàn thể.

Theo ông Quế, việc Cơ quan CSĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thời hạn điều tra bổ sung vừa hết chỉ nhằm mục đích kéo dài vụ án, làm cho dư luận thêm nghi ngờ về tính khách quan của Cơ quan CSĐT và VKSND TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, khi đã tạm đình chỉ điều tra bị can thì quyết định cấm xuất cảnh đối với ông Đảo, ông Quyết cũng phải dỡ bỏ cho đến khi Cơ quan CSĐT phục hồi điều tra.

Nhưng theo ông Đảo thì hiện nay, quyết định cấm xuất cảnh đối với ông và ông Quyết vẫn không được hủy bỏ nên các ông không thể ra nước ngoài để ký hợp đồng đóng tàu với đối tác nước ngoài, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho hai ông và Cty Việt Séc. “Việc kéo dài vụ án như trên là dấu hiệu của việc lạm dụng quyền lực, kéo dài oai sai không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân tôi mà còn gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người lao động nơi tôi công tác” - ông Đảo trình bày trong đơn gửi các cơ quan chức năng.

Tin cùng chuyên mục

Công an tỉnh Thanh Hóa thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (Ảnh: Cổng TTĐT Công an Thanh Hóa).

Thu hồi Giấy chứng nhận an ninh, trật tự của Công ty có vệ sĩ phân luồng giao thông cho đám cưới ở Thanh Hóa

(PLVN) - Ngày 15/12, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP.Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa (SN 1973, trú tại thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định) đứng tên làm Giám đốc.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.