TP HCM hết vaccine TCMR, nguy cơ xuất hiện nhiều dịch bệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc gián đoạn cung ứng vaccine kéo dài, tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng giảm sẽ dẫn đến bùng phát nhiều dịch bệnh.

Đây là thông tin được Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) Lê Hồng Nga đưa ra tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP HCM chiều ngày 30/11.

Theo bà Lê Hồng Nga, lần gần nhất HCDC được nhận vaccine từ chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia vào đầu tháng 10/2023 với hai loại vaccine là VAT (uốn ván) và bại liệt dạng uống. Tuy nhiên tính đến hiện tại, trên địa bàn TP, hầu hết các loại vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng đã hết.

Trong đó, vaccine uốn ván tiêm cho thai phụ dự kiến sẽ hết vào giữa tháng 12, vaccine viêm não Nhật Bản dự kiến sẽ hết vào tháng 1/2024. Nếu HCDC không nhận được nguồn cung ứng vaccine nào từ phía Bộ Y tế, vaccine Tiêm chủng mở rộng của TP sẽ hết hoàn toàn trong thời gian tới.

"Việc gián đoạn cung ứng vaccine kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng. Đối với mỗi trẻ không được tiêm chủng đầy đủ sẽ gây nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu như cả một cộng đồng không được tiêm vaccine đầy đủ thì tỉ lệ bao phủ vaccine sẽ giảm xuống, dẫn đến nguy cơ bị mắc nhiều loại bệnh như: sởi, bạch hầu, ho gà… cũng có khả năng bùng phát nếu không có vaccine trong thời gian tới", bà Nga thông tin.

Cũng theo Phó Giám đốc HCHC, tính đến nay, thống kê trên địa bàn TP ghi nhận có 2.871 trẻ (dưới 1 tuổi) chưa được tiêm đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1; 3.362 trẻ chưa được tiêm mũi sởi thứ nhất. Đối với trẻ trên 1 tuổi, có 8.882 trẻ chưa được tiêm mũi sởi thứ 2; 18.084 trẻ chưa được tiêm mũi nhắc bạch hầu, uốn ván, ho gà vào thời điểm 18 tháng.

Đại diện HCDC cho biết, mỗi phường xã đều đã lập danh sách những trẻ chưa được tiêm vaccine để sẵn sàng mời trẻ đến tiêm khi nhận được vaccine từ chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Liên quan đến ca ho gà đầu tiên trong năm 2023 được ghi nhận tại khu vực phía Bắc, bà Lê Hồng Nga cho biết, đây là loại bệnh truyền nhiễm cần phải tiêm phòng. Lâu nay, đây là loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay trong tình hình vaccine Tiêm chủng mở rộng đang bị gián đoạn trong cung ứng thì những biện pháp dự phòng không dùng thuốc cần phải được thực hiện để bảo vệ trẻ trước bệnh ho gà.

Đại diện HCDC khuyến cáo, người lớn có bất cứ triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính, cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ em. Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Cần đảm bảo vệ sinh và giữ gìn không gian sạch sẽ, vệ sinh các đồ dùng. Với những biện pháp dự phòng không dùng thuốc này có thể dự phòng không chỉ bệnh ho gà mà các bệnh viêm đường hô hấp khác. Người lớn cũng cần được tiêm chủng đầy đủ để hạn chế lây bệnh cho trẻ em.

Đối với những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, người nhà nên đưa trẻ đi tiêm ngay khi được trạm y tế mời tiêm. Nếu có điều kiện, nên đưa trẻ đi tiêm chủng dịch vụ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...