Tổng thống Mỹ công bố đề cử tân Giám đốc FBI

Ông Christopher Wray
Ông Christopher Wray
(PLO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu quan chức Bộ Tư pháp Christopher Wray giữ chức giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) thông qua tài khoản mạng xã hội Twitter.

Theo New York Times, trong thông báo về đề cử nói trên, ông Trump gọi ông Wray là “một người hoàn hảo và hội đủ các điều kiện” cho chức vụ tân Giám đốc FBI. Nếu được chuẩn thuận, ông Wray sẽ thay thế ông James Comey - cựu Giám đốc FBI đã đột ngột bị sa thải hồi tháng trước.

Trên cương vị mới, ông sẽ phải cân bằng giữa việc chống chủ nghĩa khủng bố với việc tìm cách loại bỏ tình trạng tham nhũng công, đối phó với hoạt động gián điệp của Nga và Trung Quốc. Ông sẽ là người lãnh đạo của khoảng 35.000 người ở một cơ quan đã trải qua hỗn loạn suốt gần 1 năm qua do sự chuyển giao quyền lực giữa các chính quyền cũng như những lùm xùm liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử. 

Những người bạn và đồng nghiệp cũ của ông Wray miêu tả luật sư kỳ cựu này là một người ít tiếng tăm và cũng ít tranh cãi hơn so với ông Muller hay ông Comey. Song, ông này vẫn được đánh giá là một người độc lập.

“Ông ấy không phô trương, không thích thể hiện và là người tự chủ”, cựu Thẩm phán J. Michael Luttig từng làm việc với ông Wray và có quen biết với cả ông Mueller và ông Comey nhận định. Theo ông Luttig, nếu được chuẩn thuận, ông Wray sẽ điều hành FBI theo phong cách tinh tế hơn so với 2 người tiền nhiệm nói trên.

Ông Wray được cho là một lựa chọn an toàn cho vị trí thường phải giữ quan điểm phi đảng phái. Ông được dự báo sẽ làm dịu bớt những lo ngại của các điệp viên FBI rằng ông Trump sẽ tìm cách để làm suy yếu hay chính trị hóa cơ quan này. Bởi, việc ông từng sẵn sàng từ chức khỏi Bộ Tư pháp Mỹ hơn một thập kỷ trước vì lý do nguyên tắc cho thấy ông sẽ đẩy lùi những nỗ lực để can thiệp chính trị và bảo vệ sự độc lập của FBI. 

Ông Wray từng là người đứng đầu bộ phận hình sự tại Bộ Tư pháp Mỹ từ năm 2003 đến năm 2005, trực tiếp chỉ đạo việc giải quyết những vụ bê bối lừa đảo và các cuộc điều tra chính trị. Ông Chris Swecker – từng đứng đầu bộ phận điều tra hình sự của FBI - cho biết ông không hề ngần ngại trong việc điều tra những vụ tham nhũng nhạy cảm.

Năm 2004, khi Giám đốc FBI lúc bấy giờ là ông Robert S. Mueller III và Phó Tổng chưởng lý James B. Comey đe dọa rời khỏi bộ máy của chính phủ của Tổng thống Bush vì một chương trình giám sát gây tranh cãi, ông Wray cũng đã đề nghị cùng tham gia phản đối. Hiện ông đang làm việc cho hãng luật King & Spalding.

Lựa chọn của ông Trump được công bố 1 ngày trước khi ông Comey ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về việc được ông diễn giải là những nỗ lực không phù hợp của tổng thống để gây áp lực để buộc ông hủy bỏ cuộc điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.

New York Times đưa tin, trong một lời chứng bằng văn bản được chuẩn bị trước phiên điều trần được công bố ngày 7/6, ông Comey cho biết, từ ngày đầu nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua, ông Trump đã liên tục gây áp lực với ông, yêu cầu ông phải trung thành và dừng cuộc điều tra đối với cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. 

Cuộc điều trần của ông Comey càng thu hút sự chú ý của dư luận hơn khi cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper ngày 7/6 lên tiếng cho rằng vụ Watergate “chẳng là gì so với bê bối cáo buộc có sự thông đồng  hiện nay”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.