Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 15/3: Số tử vong ở Trung Quốc dưới 10 người/ngày, Italia cầu cứu viện trợ

Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 15/3: Số tử vong ở Trung Quốc dưới 10 người/ngày, Italia cầu cứu viện trợ
(PLVN) - Tại Trung Quốc, số ca nhiễm mới giảm mạnh, số tử vong lần đầu xuống đến mức dưới 10 người 1 ngày, nhưng ở Ý, con số nàyđã ở mức nguy hiểm, khiến Chính phủ phải đưa lời kêu gọi cứu trợ.

Tại Trung Quốc, theo Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia, số bị bệnh mới, nghi nhiễm và tử vong tiếp tục giảm mạnh, duy trì ở mức hàng chục, số ca tử vong lần đầu tiên xuống đến mức dưới 10 người/ngày, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc. Bên cạnh đó, số người đã khỏi bệnh xuất viện tăng nhanh.

Hầu hết các địa phương trừ Hồ Bắc đã khôi phục các hoạt động đi lại và sản xuất bình thường.

Trong bối cảnh diễn biến đang tốt lên, Trung Quốc hiện siết chặt công tác kiểm dịch đối với người từ nước ngoài nhập cảnh để ngăn chặn nguồn dịch từ các nước vùng có dịch nghiêm trọng  ở châu Âu, Iran, Hàn Quốc, Mỹ...lây lan vào Trung Quốc.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn ra phức tạp và rất nghiêm trọng tại một số nước châu Á như Hàn Quốc, Iran, Nhật; đặc biệt là các quốc gia châu Âu như Italy, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch và Mỹ ...

Đã có ít nhất 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới bị dịch bệnh COVID-19 tấn công với số người mới bị bệnh, số tử vong đều tăng rất nhanh; trong đó Italy và Iran đã có số người bị bệnh vượt mốc 10 ngàn. Tổng số ca bị bệnh ngoài Trung Quốc đã hơn 57 ngàn người, số tử vong đang tăng rất nhanh (363 người/ngày).  

Tại  Italy, trong ngày 14/3, Italy ghi nhận thêm 175 ca tử vong và tới trên 3.500 ca nhiễm mới, cao nhất từ đầu dịch. Tổng cộng, nước này hiện đã có 1.441 bệnh nhân thiệt mạng và 21.157 ca nhiễm. 

 Uỷ viên Y tế vùng Lombardy, ông Giulio Gallera cảnh báo, hiện các bệnh viện tại vùng Lombardy sắp vượt qua ngưỡng chịu đựng khi phải tiếp nhận hàng trăm ca nhập viện mỗi ngày trong khi chỉ còn chưa đến 20 giường điều trị tăng cường.

Giám đốc Cơ quan phòng vệ dân sự Italy, Angelo Borrelli thừa nhận, nước này đang có nhu cầu khẩn cấp với khẩu trang và đồ bảo hộ. Ông Borrelli cho biết trong tuần qua Italy đã đặt hàng 55 triệu khẩu trang từ tất cả các nhà sản xuất trên thế giới, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp từ các nước Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ sau khi Uỷ ban châu Âu gây sức ép, hiện mới chỉ có Đức chấp nhận viện trợ cho Italy 1 triệu khẩu trang. 

Tại Đức, chính quyền thủ đô Berlin và thành phố Cologne đã ra quyết định đóng cửa ngay lập tức toàn bộ các quán bar, câu lạc bộ, các rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng. Trước đó, các trường học đã được lệnh đóng cửa từ đầu tuần tới cho đến ít nhất là đầu tháng 4.

Theo số liệu được Viện Robert Koch của Đức công bố ngày 14/3, Đức hiện có 3.062 ca nhiễm Covid-19 và đã có 5 bệnh nhân tử vong, dù theo nhiều nguồn tin con số thực tế cao hơn. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn yêu cầu toàn bộ những người trở về từ Italia, Thuỵ Sỹ, Áo tự cách ly ở nhà trong vòng 2 tuần.

Bộ trưởng Giao thông Đức, Andreas Scheuer cho biết, quân đội Đức có thể được huy động nhằm bảo đảm việc tiếp tế cho các siêu thị cũng như vận chuyển hàng hoá trong trường hợp thiếu nguồn tài xế. Thủ tướng Đức, Angela Merkel tiếp tục kêu gọi người dân Đức hạn chế tiếp xúc và thực hiện cách ly xã hội.

Na Uy chính thức tuyên bố đóng cửa biên giới để chặn dịch. Một loạt các nước châu Âu khác nhiều khả năng sẽ buộc phải áp dụng biện pháp này trong vài ngày tới.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm 13/3 đã công bố chính sách đóng cửa biên giới, nói biên giới sẽ đóng cửa cho đến ngày 13/4, các công dân không phải là người Đan Mạch không được vào hoặc ra khỏi Đan Mạch trong thời gian này trừ khi xảy ra trường hợp khẩn cấp đặc biệt; giao quân đội chịu trách nhiệm bảo vệ biên giới, bất kỳ người nước ngoài nào cũng bị từ chối nhập cảnh nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Tuy nhiên, tất cả hàng hóa vẫn được nhập, lệnh cấm không áp dụng cho tài xế xe tải chở hàng.

Bà Mette Frederiksen kêu gọi người dân Đan Mạch tránh đi du lịch nước ngoài trong dịp lễ Phục sinh tới đây. 

Tại Mỹ, Dịch bệnh viêm phổi cấp do coronavirus mới (COVID-19) đã bắt đầu lan rộng. Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ bước vào tình trạng khẩn cấp. Một bản báo cáo dự đoán căn cứ mô hình của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy vụ dịch lần này có thể gây ra 1,7 triệu ca tử vong trên khắp nước Mỹ.

Bộ Y tế Campuchia  cho biết  nước này đã có 7 ca dwong tính với Covid-19. 2 bệnh nhân mới được xác nhận là người Canada và người Bỉ, hiện đang được điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh và các ngành liên quan đang tìm kiếm những người tiếp xúc gần gũi với họ.

[Liên tiếp 4 ca dương tính mới với Covid-19]

Tại Việt Nam, chiều 14/3, Bộ Y tế nhận được thông tin kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh về 4 ca dương tính với Covid-19. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 54 ca dương tính với Covid-19, trong đó có 16 ca đã chữa khỏi.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.