Tổng giám đốc Samsung và ước mơ “Việt hóa” Smart phone

Ông Shim Won Hwan - Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Complex
Ông Shim Won Hwan - Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Complex
(PLO) - Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Complex, ông Shim Won Hwan, nói một trong những mục tiêu của ông trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam chính là “Việt hóa” dần những chiếc smart phone đang dán nhãn “Made in Vietnam”.

“Win-win” để cùng phát triển

Với 8 tỷ USD vốn đăng ký và hơn 5 tỷ USD trong đó đã được giải ngân, không nghi ngờ gì nữa, Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Trên phương diện vốn đầu tư và giải ngân, có lẽ chỉ có dự án Tổ hợp gang thép của Tập đoàn Formosa tại Hà Tĩnh là có thể đem ra so sánh. Nhưng trong khi Formosa vẫn đang trong quá trình xây dựng, Samsung đã đóng góp “khủng” cho nền kinh tế Việt Nam, với 23 tỷ USD doanh số xuất khẩu trong năm 2013, và dự kiến khoảng 30 tỷ USD trong năm nay.

Samsung hoàn toàn có thể tiếp tục tăng quy mô đầu tư tại Việt Nam nhiều hơn khi mới đây, kế hoạch đầu tư thêm 1 tỷ USD vào thành phố Hồ Chí Minh đã được công bố và về cơ bản, các thủ tục của dự án này đang được hoàn tất để có thể cấp phép sớm. Mặt khác, Samsung cũng đã ký một thỏa thuận theo đó họ có thể tham gia vào các lĩnh vực khác như đóng tàu, xây dựng dự án sân bay Long Thành, tham gia dự án hóa dầu Long Sơn (Vũng Tàu) hay nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3…

“Không khó để nói rằng Samsung sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tương ứng trong thời gian sắp tới”, ông Shim Won Hwan hồ hởi khi nói về các kế hoạch của Samsung tại Việt Nam. Hồ hởi là bởi vì, kể từ khi đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh, dường như “kế hoạch Việt Nam” của Samsung ngày càng trở nên thuận lợi. Trong thời gian qua, Samsung đã liên tục mở rộng lĩnh vực đầu tư sang các sản phẩm khác như: điện thoại di động, máy tính bảng, máy hút bụi… Ngoài việc chú trọng vào sản xuất sản phẩm hoàn thiện, Samsung cũng trực tiếp đầu tư sản xuất cũng như quan tâm tới việc mua linh kiện và phát triển các nhà cung cấp tại chỗ.
Cho đến nay, đáng tiếc là cho dù “đầu vào” của Samsung lên tới gần 20 tỷ USD, rất ít nhà cung cấp Việt Nam có thể tham gia được vào quá trình cung ứng linh kiện cho Samsung. Những doanh nghiệp tham gia được chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ được coi là nhà cung cấp “cấp ba”, xếp sau “cấp hai” và “cấp một” do các doanh nghiệp Hàn Quốc đảm nhận. Thực tế này khiến ông Shim và đồng sự “kém vui”, đưa tới một bước tiến khá quan trọng là vào tháng 8/2012, trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Samsung, hai bên đã thống nhất cùng hợp tác nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Trở lại Việt Nam, ông Shim Won Hwan cùng đồng sự đã bàn bạc và thảo luận về phương án hợp tác cụ thể với các Bộ ban ngành của Việt Nam như Bộ Kế hoạch và Đầu tư,  Bộ Công thương… Đầu tháng 9/2014, một cuộc hội thảo chuyên đề về công nghiệp phụ trợ cho Samsung đã được tiến hành tại Hà Nội, thu hút 200 doanh nghiệp trong nước.

Ông Shim Won Hwan thừa nhận, việc sử dụng các nhà cung cấp trong nước là một mục tiêu lâu dài, vì lợi ích cả hai bên. Đối với Samsung, dù có mở rộng quy mô đầu tư và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của Việt nam đến đâu chăng nữa thì vẫn cần có những điều kiện làm tiền đề và một trong những tiền đề đó là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực tương ứng. Nếu không thể phát triển được công nghiệp phụ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, kéo theo việc nền kinh tế khó có thể phát triển bền vững và lâu dài.

Ra biển lớn phải vững tay chèo

Tuy nhiên, vẫn theo ông Shim Won Hwan, trong công cuộc phát triển doanh nghiệp phụ trợ, nếu chỉ có sự cố gắng của bản thân các doanh nghiệp mua hàng như Samsung, hay hỗ trợ của Chính phủ, và tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc thì cũng chưa đủ. Trước hết, bản thân doanh nghiệp phụ trợ  phải tự lực thì chúng ta mới có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty khác về chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng.

Hơn nữa, giờ đây khi thị trường đã rộng mở, cạnh tranh không đơn thuần chỉ là giữa doanh nghiệp Việt Nam hay Hàn Quốc mà còn là tất cả các doanh nghiệp khác trên phạm vi thị trường toàn cầu. Do đó, với sự tự vận động của nhà cung cấp, kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và công ty thu mua một cách hợp lý, sẽ hình thành các nhà cung cấp có “thế và lực” mạnh hơn và điều đó đảm bảo cho cạnh tranh.

Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt nam đã và đang chuẩn bị nhiều phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp phụ trợ về mở rộng hỗ trợ về thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với nguồn nhân lực công nghệ cao, đưa ra các chính sách ưu đãi về thuê đất và vay vốn đầu tư… Nói về những diễn biến này, ông Shim Won Hwan nói đó là những tín hiệu đáng mừng vì “sẽ là đòn bẩy vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp phụ trợ”.

“Hiện nay ở Việt Nam, trên thực tế công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử còn tương đối lạc hậu. Ngay tại Samsung, ở thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ cung cấp các loại mặt hàng như sản phẩm in ấn, bao bì… Do đó, vì tương lai của Việt Nam, chúng ta bắt buộc phải phát triển ngành công nghiệp sản xuất/chế tạo có sức cạnh tranh. Để làm được điều này, thì phát triển công nghiệp phụ trợ là điều kiện tiên quyết”, ông Shim bày tỏ.
Theo giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bối cảnh hiện nay và câu chuyện Samsung cho thấy việc hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Samsung để từng bước xây dựng hệ thống công nghiệp hỗ trợ là bước đi thích hợp trong bối cảnh hiện nay, có lợi cho cả hai phía.
Tới đây, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ cùng các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng các doanh nghiệp trong vùng Thủ đô có thể nâng cấp để đáp ứng được điều kiện sản xuất cho Samsung. Theo kế hoạch này, sẽ chọn từ 30 đến 50 doanh nghiệp làm thí điểm trong khoảng một năm với sự hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và của chính Samsung để tìm ra giải pháp hỗ trợ đồng bộ, từ đó tổ chức quá trình hợp tác theo chuỗi giá trị để mở rộng diện doanh nghiệp tham gia.Dự kiến, các bên sẽ tiến hành khảo sát và lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm phát triển từ tháng 9 đến 12/2014. Sau đó, sẽ tổ chức để các doanh nghiệp đó tiếp cận với Samsung để ký kết hợp đồng hợp tác, với mục tiêu khởi động chương trình hợp tác này vào năm 2015.
Ông Shim Won Hwan hiện đang sử dụng hai chiếc điện thoại của Samsung. Ông ví von: “Tôi đang dùng hai mạng di động Việt Nam là Viettel và Mobiphone, dịch vụ đều rất tốt. Nhưng sẽ thú vị nếu chính hai chiếc điện thoại này cũng là “điện thoại Việt Nam”. Trong khi doanh nhân này hàm ý rằng nâng tỷ lệ nội địa hóa trong chiếc điện thoại lên một mức độ mới, nhiều doanh nhân Việt Nam khác cũng đang tích cực tìm cách để có thể nâng “cấp độ” của mình trong hệ thống cung ứng của Samsung, trong bối cảnh việc mở rộng sản xuất của Samsung chưa hề có dấu hiệu dừng lại! 

Đọc thêm

FPT công bố hợp tác và đầu tư chiến lược với Sumitomo và SBI Holdings

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập Tập đoàn FPT cùng Ông Yoshitaka Kitao – Giám đốc Đại diện, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn SBI Holdings; và Ông Toshikazu Nambu – Giám đốc, Phó Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo, trong lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược.
(PLVN) -  Tập đoàn Công nghệ FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai Tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản, nhằm tăng tốc ứng dụng AI Trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của FPT AI Factory, góp phần phát triển AI có chủ quyền tại Nhật Bản.

Linh hoạt thích ứng, Hoa Sen group lợi nhuận bình quân hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày

Linh hoạt thích ứng, Hoa Sen group lợi nhuận bình quân hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày
(PLVN) - Lũy kế 6 tháng đầu niên độ tài chính (NĐTC) 2024 – 2025, doanh thu hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) đạt 18.674 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 371 tỷ đồng, hoàn thành 74% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra ở phương án cao. Trung bình, Hoa Sen đạt mức lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày, khẳng định hiệu quả kinh doanh vượt trội trong nửa đầu niên độ tài chính.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Khánh thành 40 căn nhà 'Làng tình nghĩa Khánh Mailisa' tại Cao Bằng

Lễ khánh thành tại "Làng tình nghĩa Khánh Mailisa"
(PLVN) - Ngày 20/4, Hệ thống Thẩm mỹ viện Mailisa cùng với UBND huyện Bảo Lạc tổ chức lễ khánh thành Dự án xây dựng 40 nhà tình thương cho những hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại khu tái định cư xóm Bản Riềng, xã Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại Hải Phòng

Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 21/4, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, Hải Phòng. Đây không chỉ là cột mốc quan trọng đánh dấu bước đi chiến lược của công ty mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng sự phát triển của địa phương.

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển: Phải kinh doanh có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật

Đổi mới công nghệ là yêu cầu số 1 để nâng cao tính cạnh tranh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đóng góp đáng kể vào GDP, với khoảng 40 - 50% và có tiềm năng đạt 70% trong tương lai. Khối KTTN hiện đang tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, với khoảng 85% tổng số việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chiếm đại đa số vẫn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc lực lượng này phải vươn tầm, phát triển...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1
(PLVN) -  Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025

Tập đoàn TH chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi xanh tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững 2025
(PLVN) - Với 51,9% thị phần ngành sữa tươi và có 2 nhà máy đạt trung hòa carbon, Tập đoàn TH đã có những chia sẻ sâu sắc về tầm nhìn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

(PLVN) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1965 - 2025), Công ty Điện lực Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển, cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu điện sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân.

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025
(PLVN) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Và thực tế, các công ty du lịch, lữ hành… đã và đang “rộn ràng” từng ngày, chuẩn bị mọi điều kiện để “hút” khách…

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm
(PLVN) - Sáng 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025 ). Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.