Tổng Giám đốc Kienlongbank: “25 năm chọn con người làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp”

Bà Trần Tuấn Anh – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Kienlongbank
Bà Trần Tuấn Anh – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Kienlongbank
(PLVN) - “Triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là hai giá trị được Kienlongbank xây dựng và phát triển trong suốt 25 năm qua. Để có được những thành tựu ngày hôm nay chính vì Kienlongbank đã chọn những yếu tố nòng cốt làm nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng” - Bà Trần Tuấn Anh – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Kienlongbank khẳng định trong cuộc trao đổi với PLVN nhân dịp ngân hàng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập.

Là ngân hàng thuộc nhóm “tự tái cơ cấu”, Kienlongbank là một trong số ít ngân hàng được thành lập trong thập kỷ 90 vẫn hoạt động ổn định, ngày càng phát triển. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua của Kienlongbank với vai trò là người điều hành, điều gì khiến bà hài lòng nhất?

- 25 năm xây dựng và phát triển, từ mức vốn điều lệ ban đầu chỉ khoảng 1,2 tỷ đồng, trải qua các giai đoạn tái cơ cấu của ngành ngân hàng Việt Nam, Kienlongbank  là một trong 12 ngân hàng TMCP nông thôn đủ điều kiện chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP đô thị và phát triển ổn định, bền vững đến ngày hôm nay. 

Đến nay, thương hiệu Kienlongbank được biết đến và phủ rộng các tỉnh/thành trọng điểm cả nước với 134 Chi nhánh, Phòng Giao dịch.
 Đến nay, thương hiệu Kienlongbank được biết đến và phủ rộng các tỉnh/thành trọng điểm cả nước với 134 Chi nhánh, Phòng Giao dịch. 

Là ngân hàng thuộc nhóm “tự tái cơ cấu”, Kienlongbank là một trong số ít ngân hàng vẫn hoạt động ổn định, ngày càng phát triển, luôn duy trì tốt các chỉ tiêu về an toàn hoạt động và tuân thủ các quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) và pháp luật hiện hành.

Thành lập vào ngày 27/10/1995, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) là một trong số những ngân hàng TMCP hoạt động lâu năm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua gần 25 năm hình thành và phát triển, Kienlongbank đã xây dựng được vị trí vững chắc tại khu vực các tỉnh miền Tây và ĐBSCL nói riêng cũng như tại 28 tỉnh, thành trên cả nước nói chung .

Để tổng kết, đánh giá chặng đường phát triển 25 năm của Kienlongbank, tôi cho rằng kết quả ngày hôm nay là một quá trình dài của sự quyết tâm, sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tình yêu nghề của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, cộng tác viên (CBNV, CTV) đã cống hiến xây dựng nên Kienlongbank. Có trở ngại và khó khăn, có thách thức và cơ hội, để khi nhìn lại chặng đường lịch sử 25 năm qua, chúng tôi nhận định sự thành công của Ngân hàng ở nhiều mặt. 

Thứ nhất, đến nay, thương hiệu Kienlongbank được biết đến và phủ rộng các tỉnh/thành trọng điểm cả nước với 134 Chi nhánh, Phòng Giao dịch. Trụ sở hoạt động được đầu tư xây dựng, chỉnh trang đã mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi đến giao dịch. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng luôn được đa dạng hóa cải tiến không ngừng. Trên 5.000 CBNV, CTV trẻ, giỏi chuyên môn, vững tay nghề, nhiệt huyết và tận tâm; gần 1 triệu khách hàng thân thiết thường xuyên giao dịch qua Ngân hàng; … 

Thứ hai, Kienlongbank còn là Ngân hàng luôn đồng hành với NHNN, địa phương tham gia, tổ chức các chương trình vì cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 

Điều khiến bà tâm đắc nhất tại Kienlongbank là gì, thưa bà?

- Có 2 điều mà tôi tâm đắc nhất tại Kienlongbank đó là triết lý kinh doanh và các giá trị văn hóa doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh luôn bám sát Giá trị cốt lõi thể hiện qua 4 chữ: “Tâm – Tín – Kiên – Xanh” và phương châm hoạt động “Sẵn lòng chia sẻ”. Các hoạt động kinh doanh của Kienlongbank đều hướng đến triết lý kinh doanh này. Cho đến ngày hôm nay, triết lý và tinh thần ấy vẫn được kế thừa và đang ngày càng phát huy mạnh mẽ trong các mặt hoạt động của Ngân hàng.

Ở Kienlongbank, con người làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp.
Ở Kienlongbank, con người làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp. 

Đối với các giá trị văn hóa doanh nghiệp, Kienlongbank xây dựng và phát triển dựa trên yếu tố con người, chọn con người làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Các giá trị ấy luôn được Kienlongbank áp dụng từ lý thuyết đến thực tiễn vào công việc, từ cách thức giao tiếp, phục vụ khách hàng đến việc ứng xử với lãnh đạo, đồng nghiệp. Ngay từ những ngày đầu khi công tác tại Kienlongbank, tôi đã rất ấn tượng với phong cách điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng. 

Các cấp quản lý tại Ngân hàng đã xây dựng được một văn hóa quản trị dân chủ, thúc đẩy niềm tin và sự tự hào trong mỗi con người để soi rọi, điều chỉnh hành vi trong công việc, quan hệ ứng xử, giao tiếp và phục vụ khách hàng. Điều đó đã tạo nên giá trị văn hóa doanh nghiệp của Kienlongbank và là “sợi dây vô hình” gắn kết với người lao động. 

Không chạy theo tốc độ tăng trưởng, phải chăng tại Kienlongbank yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu?

- Tổ chức tín dụng (TCTD) là tổ chức trung gian tài chính có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nói riêng và vừa phát triển kinh tế của đất nước, trong biến động của thị trường nói chung.

Là một TCTD, Kienlongbank cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn và cạnh tranh với các TCTD khác, nhưng thành công của Kienlongbank khi đặt mục tiêu hoạt động ưu tiên hàng đầu “An toàn, bền vững và lợi nhuận hợp lý” để bảo toàn hoạt động trong từng giai đoạn, và cũng chính là bảo toàn niềm tin với khách hàng.

Theo tôi, sự thành công lớn nhất đến thời điểm này của Kienlongbank đó đến từ việc Ngân hàng đã đi đúng định hướng phát triển, bám sát giá trị cốt lõi “Tâm – Tín – Kiên – Xanh” và phương châm hoạt động “Sẵn lòng chia sẻ” để làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động.

Bà Trần Tuấn Anh - "Nhân hòa" là bí quyết kinh doanh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Kienlongbank.
Bà Trần Tuấn Anh - "Nhân hòa" là bí quyết kinh doanh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Kienlongbank.

Theo đánh giá từ đối tác, khách hàng đa số cho rằng khi tiếp xúc với Ban lãnh đạo, CBNV, CTV Kienlongbank có một điểm rất giống nhau là sự chuyên tâm về nghiệp vụ và rất nhiệt huyết, chính trực, tận tâm. Đây là nhân tố con người. Bà có thể “bật mí” về cách đào tạo rèn luyện đội ngũ ở Kienlongbank được không?

- Tôi rất vui khi nghe được những lời nhận xét như thế này của khách hàng dành cho nhân viên của mình. Hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, là lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm. Do đó, vấn đề mấu chốt sống còn của ngân hàng chính là con người. 

Trong công tác điều hành Kienlongbank, chúng tôi rất chú trọng đến công tác quản trị nhân sự: Làm sao để thu hút nhân tài? Làm sao để giữ chân người tài? Làm sao để đào tạo nhân sự tại Kienlongbank là những người có chuyên môn nghiệp vụ ngày càng giỏi, đạo đức tốt? Làm sao để cả tập thể cùng đưa con tàu Kienlongbank luôn đi về phía trước. 

Để có được một đội ngũ nhân sự chuyên tâm về nghiệp vụ, nhiệt huyết, chính trực và tận tâm như ngày hôm nay đó là việc Kienlongbank đã xác định chiến lược nguồn nhân lực là trọng tâm trong mọi hoạt động. 

Kienlongbank xây dựng rất nhiều chương trình đào tạo từ cấp quản lý đến cấp nhân viên, cử nhân sự đi học các lớp nghiệp vụ, lớp chức danh quản lý tại các trung tâm đào tạo có uy tín, luân chuyển cấp quản lý trong hệ thống Kienlongbank để học tập kinh nghiệm. 

Đặc biệt, trong năm 2014, Kienlongbank đã thành lập Trung tâm Đào tạo để nâng cao vai trò của công tác đào tạo trong giai đoạn mới. Đa số thành viên Hội đồng quản trị - Ban điều hành cùng các chuyên gia trong và ngoài nước trực tiếp đứng lớp đào tạo nội bộ, chia sẻ kinh nghiệm, truyền lửa cho nhân viên.

Các chính sách thu nhập theo hiệu quả kinh doanh, chính sách lương linh hoạt, chính sách đãi ngộ tốt đã kích thích anh em chủ động trong công việc, tăng hiệu quả phục vụ, chăm sóc khách hàng, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo phối hợp tổ chức Công đoàn luôn quan tâm đời sống, tinh thần của CBNV, CTV. Các chế độ phúc lợi hướng đến người lao động được tất cả CBNV, CTV ủng hộ.

Thông qua các lớp đào tạo, các công cụ truyền thông nội bộ, thông điệp của Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn nhắc nhở CBNV ý thức thực hiện và xây dựng văn hóa Kienlongbank. Con người Kienlongbank phải giỏi nghiệp vụ và phải có đạo đức tốt. Con người Kienlongbank phải có đức tính “Tâm – Kiên – Khiêm”, càng phải có “Đam mê” và “Hy sinh”. Tôi nghĩ môi trường văn hóa cũng là yếu tố quan trọng để làm động lực cho sự phát triển của Ngân hàng, cũng là yếu tố để giữ chân người tài.

Trong hoạt động kinh doanh, ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là rất quan trọng. Tuy nhiên, “thiên thời, địa lợi”, có thể thay đổi ngoài ý muốn của con người, còn “nhân hòa” là do tự mình tạo ra, muốn người khác đối xử với mình ra sao, hãy đối xử với người y như vậy. Vì vậy đó cũng là bí quyết kinh doanh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Kienlongbank.

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Ngân hàng TMCP Kiên Long (27/10/1995 – 27/10/2020), bà muốn gửi gắm thông điệp gì đến khách hàng, các cổ đông, đối tác của Kienlongbank?

- Thay mặt cho Ban lãnh đạo và tập thể CB NV Ngân hàng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý cổ đông, quý đối tác và quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng với Kienlongbank trong 25 năm qua. 

Tôi tin rằng, với sự chuẩn bị đầy đủ về con người, cơ sở hạ tầng cùng hệ thống quản trị hiệu quả, Kienlongbank sẽ đáp ứng đầy đủ các giải pháp tài chính, phục vụ và đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng, của cổ đồng. Chúng tôi cam kết sẽ cùng với tập thể hơn 5.000 CBNV, CTV cố gắng hết mình, mang về những thành tích tốt nhất tặng Kienlongbank mừng sinh nhật sinh nhật 25 tuổi. 

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…