Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước: Khi ý Đảng hợp lòng dân

Việc Quốc hội tín nhiệm bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước cũng là thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước. (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri TP Hà Nội).
Việc Quốc hội tín nhiệm bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước cũng là thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước. (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri TP Hà Nội).
(PLO) - Trong thời kỳ Đổi mới đến nay, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước được TƯ đề cập đến, song vì nhiều lý do nên chưa thể thực hiện. Nhưng hiện nay, từ thực tiễn tình hình đất nước đã đủ cơ sở để tin rằng, hai chức vụ ấy do một người đảm nhiệm sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển đất nước, đặc biệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng đang bước vào giai đoạn mới có tính bước ngoặt.

(Bài 1)

Sau khi có sự đồng thuận, nhất trí cao của Hội nghị TƯ 8 Khóa XII giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, hôm qua (23/10), tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội đã thống nhất bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước. Đây cũng là nguyện vọng của 4,7 triệu đảng viên và 95 triệu người dân Việt Nam, thể hiện sự thống nhất giữa quyết tâm của Đảng với ý nguyện của dân.

Một nhân sự tiêu biểu

Chia sẻ về sự kiện này, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam cho rằng đây là điều kiện hết sức thuận lợi, bởi sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời thì chức vụ Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước không còn được thực hiện như thời Bác còn sống.

“Tôi nói đến hôm nay thuận lợi là vì cả ba miền Bắc – Trung - Nam thấy rằng đã có một đồng chí có thể tiêu biểu cho đất nước để đảm nhiệm đồng thời cùng một lúc hai chức vụ, vừa là Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước” - ông nhấn mạnh.

Việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là một đề tài nghiên cứu khoa học đã được đề cập từ lâu (từ thời kỳ đổi mới) chứ không phải vấn đề mới. Bởi Đảng ta vừa là Đảng lãnh đạo, vừa là Đảng cầm quyền. Đối với Đảng cầm quyền, ở các nước, thường sau khi thắng cử thì các đảng viên giữ cương vị chủ chốt trong Đảng cũng sang giữ những cương vị chủ chốt của Nhà nước. Do đó, Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước sẽ có rất nhiều thuận lợi, vừa tăng vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa tăng vai trò Chủ tịch nước, nghĩa là phát huy vai trò của cả hai. 

Bây giờ, Tổng Bí thư được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, như vậy về mặt pháp lý, Tổng Bí thư bị ràng buộc bởi các đại biểu dân cử và Tổng Bí thư được đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, điều đó làm cho trách nhiệm của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được nâng cao hơn.” (GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam)

Nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi cho rằng đây không phải là “nhất thể hóa” hay “kiêm nhiệm”, ông Túc lý giải, tuy hai hệ thống khác nhau - hệ thống Đảng và hệ thống Nhà nước - nhưng việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ giúp cho không chỉ cơ quan cao nhất của Đảng mà còn giúp các cơ quan và những người đứng đầu các cấp ủy làm việc tốt hơn.

“Hiện nay, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy ở hầu hết các địa phương đã đồng thời được bầu làm Chủ tịch HĐND của tỉnh hoặc TP đó. Như vậy, hệ thống Đảng và hệ thống Nhà nước từ trên xuống dưới song song tồn tại, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước và Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy làm Chủ tịch HĐND sẽ hỗ trợ cho Đảng hiểu được dân hơn và dân cũng hiểu Đảng qua các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, làm cho ý Đảng và lòng dân hài hòa, kết hợp với nhau, như Bác Hồ từng nói: ý Đảng thể hiện lòng dân mà lòng dân cũng biểu hiện niềm tin yêu đối với Đảng” - ông Nguyễn Túc bày tỏ.

Trách nhiệm cao hơn 

Nhấn mạnh đến những thuận lợi của mô hình này, ông Túc cho rằng, việc “Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước sẽ tạo điều kiện để đồng chí nắm được một cách trực tiếp tình hình đất nước thông qua các đại biểu Quốc hội, thông qua bộ máy của Nhà nước một cách sâu sắc, để từ đó ban hành và tham mưu cho Ban Chấp hành ra những quyết sách, những đường lối, chủ trương hợp với tình hình đất nước… 

Tuy nhiên, quyền hành ở trong tay một đồng chí rất dễ bị lạm quyền nếu như không có sự giám sát của bộ máy đảng, bộ máy nhà nước và đặc biệt là sự giám sát quyền lực của nhân dân. Nhân dân phải có trách nhiệm cùng với cơ quan đảng, cơ quan nhà nước để giám sát những người mà mình đã lựa chọn bầu ra. Vì vậy, bên cạnh cái mừng, cũng có vấn đề mà cho chúng ta phải quan tâm, đó là vấn đề đẩy mạnh hơn nữa, thực hiện tốt hơn nữa việc giám sát quyền lực” - ông Túc nói.

Vẫn theo lời ông Nguyễn Túc, ở vị trí càng cao thì việc giám sát quyền lực cần phải làm cương quyết và mạnh mẽ hơn, tránh ngại va chạm, ngại đấu tranh, vì như thế sẽ dễ dẫn đến nguy cơ lạm quyền, hoặc có khi lạm quyền nhưng không biết. “Vấn đề này không chỉ cá nhân tôi nghĩ đến mà nhiều đồng chí khác khi trao đổi cũng cho rằng cần phải nêu ra để Quốc hội và Đảng ta thấy được, từ đó chúng ta biết trước để tránh”.

(Còn tiếp)

Tôi cho rằng việc Quốc hội nhất trí cao bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là một bước hiện thực hóa chủ trương của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XII - cụ thể là trước đó, tại Hội nghị TƯ 8, 100% ủy viên TƯ Đảng đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

 Các đại biểu Quốc hội là do dân bầu, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, vì vậy, việc tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội tín nhiệm bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước cũng là thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của gần một trăm triệu người dân Việt Nam- đủ mọi dân tộc, vùng miền, thành phần tôn giáo.

Điều này nói lên niềm tin của người dân đối với uy tín, năng lực và phẩm chất cách mạng của Tổng Bí thư. Ông là một nhà lãnh đạo liêm khiết và trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, đã trải qua nhiều cương vị, trọng trách khác nhau và ở vị trí nào ông cũng đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng hết sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của dân với Đảng.

Vì thế, tôi tin tưởng khi đảm nhận thêm trọng trách mới, Tổng Bí thư sẽ có thêm điều kiện thuận lợi trong quyết tâm đưa bộ máy của Đảng và Nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả qua việc đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực, tham nhũng; củng cố, làm trong sạch đội ngũ cán bộ. (Bà Lê Thị Thanh, cán bộ hưu trí phường Hàm Rồng, TP  Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.