Tôn vinh phụ nữ Việt Nam qua di sản áo dài

Chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Áo dài Việt” như một sự kiện tiếp nối trên hành trình đưa các giá trị của áo dài trở thành di sản văn hóa.
Chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Áo dài Việt” như một sự kiện tiếp nối trên hành trình đưa các giá trị của áo dài trở thành di sản văn hóa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 92 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Áo dài Việt” vừa diễn ra như một sự kiện tiếp nối trên hành trình đưa các giá trị của áo dài trở thành di sản văn hóa Việt Nam.

Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được xuất hiện trang trọng, lịch sự, duyên dáng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương và của từng gia đình.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc và tiếp biến văn hóa, tà áo dài có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với nhịp sống đương đại nhưng ở thời kỳ nào cũng vẫn giữ trong mình nét truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam và để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Chào mừng kỷ niệm 92 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Áo dài Việt” vừa diễn ra như một sự kiện tiếp nối trên hành trình đưa các giá trị của áo dài trở thành di sản văn hóa Việt Nam.

“Tinh hoa Áo dài Việt” tổng hòa các tiết mục nhạc kịch đặc sắc tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và các màn trình diễn áo dài khắc họa đậm nét vẻ đẹp và tình yêu với áo dài. Chương trình do TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức, có sự đồng hành của Công ty Sen Vàng và Nhà hát Kịch Việt Nam.

Chương trình giới thiệu những bộ sưu tập áo dài cao cấp, tinh xảo, sang trọng từ nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam và các học trò. Đó là các bộ sưu tập "Giấc mơ" (Đỗ Trịnh Hoài Nam), "Sen Việt" (nhà thiết kế Hồng Thương), "Tinh hoa hội tụ" (nhà thiết kế Thế Liễu), "Hào quang" (Huyền Nguyễn)… Đó là những bộ sưu tập áo dài vừa đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống nhưng vẫn mang hơi thở thời đại theo 3 chủ đề nổi bật: Cội nguồn, Tinh hoa và Hội nhập....

Trước đó, ngày 15/10/2022, tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Phụ nữ Việt Nam với chủ đề "Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội", bà Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH May SH từ Thừa Thiên Huế - đề nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng tích cực triển khai các thủ tục để công nhận và ghi danh áo dài Việt Nam vào danh mục văn hoá phi vật thể quốc gia. Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới văn hóa, với quan điểm phát triển văn hóa ngang hàng kinh tế, chính trị, xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất.

Theo Thủ tướng áo dài giản dị, chi phí vừa phải, phù hợp nhưng tôn vinh lên rất nhiều vẻ đẹp của người phụ nữ, được phụ nữ lựa chọn cho các dịp quan trọng, nên rất xứng đáng được ghi danh, tôn vinh trong nền văn hóa của Việt Nam. Nhiều vị khách nữ quốc tế đến Việt Nam cũng lựa chọn áo dài.

Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ các thủ tục để công nhận và ghi danh áo dài Việt Nam vào danh mục văn hoá phi vật thể quốc gia. Nếu các quy định của pháp luật không phù hợp thì cần nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với lòng dân. Nếu vướng về thể chế thì gỡ vướng thể chế, nếu vướng về thủ tục thì gỡ về thủ tục.

Có thể nói, trong dòng chảy của lịch sử, áo dài đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng tinh hoa văn hóa Việt, ẩn chứa vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam. Vì lẽ đó, từ năm 2019 đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã khởi xướng, phát động các tầng lớp phụ nữ trong cả nước hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” định kỳ hàng năm vào tuần đầu tháng 3 để tôn vinh áo dài Việt Nam, với nhiều hoạt động phong phú: đồng diễn, trình diễn áo dài, các cuộc thi duyên dáng áo dài, tặng áo dài cho phụ nữ khó khăn ở các địa phương.

“Bằng các hoạt động thiết thực, Hội LHPN Việt Nam mong muốn góp phần truyền cảm hứng và lan tỏa những thông điệp ý nghĩa, tích cực về tình yêu, lòng tự hào dân tộc và giá trị nhân văn đối với đất nước, con người và áo dài Việt Nam đến đông đảo công chúng. Đồng thời, góp phần để các giá trị của áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và xa hơn nữa là di sản văn hóa thế giới” - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh tại chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Áo dài Việt” vừa diễn ra.

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.