Toàn cảnh sức tàn phá khốc liệt của cơn bão số 1

Toàn cảnh sức tàn phá khốc liệt của cơn bão số 1
(PLO) - Từ đêm qua (27/7), bão số 1 đã đổ bộ và càn quét ở các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Phòng Gió rất to làm nhiều nhà dân bị tốc mái, cây cối đổ la liệt ngoài đường.

Theo thống kê nhanh, những địa phương không nằm trong tâm bão nhưng bị ảnh hưởng trực tiếp là Hải Phòng và Quảng Ninh chưa có thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ nửa đêm đến 3h sáng nay, 28/7, tại khu vực Hải Phòng có gió mạnh cấp 8-9 kèm mưa và sấm chớp. Đến 6h sáng, mưa và gió đã ngừng, chỉ còn khu vực sát biển có gió mạnh.

Rất may, tàu thuyền của ngư dân đã được gọi vào bờ neo đậu kịp thời
Rất may, tàu thuyền của ngư dân đã được gọi vào bờ neo đậu kịp thời

Hơn 6h sáng nay (28/7), con bão số 1 đã đổ bộ Hà Nội. Trên VOV, Đại tá Đào Việt Thắng – Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết: Cả thành phố có 286 cây đổ, 3 cây đè vào ô tô (ở các điểm 48 Hai Bà Trưng, 15 Bà Triệu, 1A Trần Thánh Tông).

Toàn thành phố có 8 điểm ngập nhưng không sâu. Mưa vẫn đang lớn, gió to, trên các quốc lộ phương tiện qua lại rất nguy hiểm, các phương tiện giao thông phải đảm bảo tốc độ, khoảng cách, tuân thủ sự hướng dẫn của CSGT.

Trước đó, Phòng CSGT Hà Nội đã yêu cầu CSGT tại cầu Thăng Long, Nhật Tân, Vĩnh Tuy có lực lượng hương dẫn dân dắt xe đi bộ để tránh giói thổi, làm bay, ngã các phương tiện đi ngược chiều. Sáng nay, lượng xe máy vào nội thành nhiều. Lực lượng tham gia giao thông đều tuân thủ hướng dẫn của CSGT, dừng xe khi gió thổi mạnh và đi tiếp khi gió ngớt.

Tại ngã Tư Quang Trung – taxi chắn ngang đường, cây xanh đè nát ô tô, giao thông tê liệt hoàn toàn. Chiếc taxi bì đè vỡ vụn và người lái xe đã may mắn thoát chết. Trên xe không có khách. Lực lượng chức năng đã điều người đến để giải tỏa đoạn đường ngã tư Hai Bà Trưng – Quang Trung. 

Đường Nguyễn Phong Sắc đoạn qua Học viện Hành chính - Chính trị quốc gia cây xanh đổ chắn ngang đường không lưu thông được. Đường Giải Phóng - đối diện Công ty Z179 có đường ống nước sạch bị vỡ, phun rất mạnh.

Khu vực nội thành Hà Nội hiện nay tại nhiều tuyến phố cây xanh đổ, cột điện bị nghiêng.

Cây xanh đổ trên tuyến phố Hà Nội (Ảnh Gia đình)
Cây xanh đổ trên tuyến phố Hà Nội (Ảnh Gia đình)

 Đến thời điểm này, Thái Bình chưa thể thống kê hết được thiệt hại nhưng nguy cơ mất an toàn trong bão là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi toàn tỉnh có tới gần 17.500 người sống trong các ngôi nhà yếu cần phải sơ tán khẩn cấp và đến tối qua vẫn còn gần 40 tàu thuyền chưa thể liên lạc được. 

Không chỉ có huyện Tiền Hải mà tình trạng mất điện còn diễn ra gần như toàn tỉnh Thái Bình và chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được. Mưa bão cũng gây ngập úng ngập hàng chục nghìn héc ta lúa mùa và ước tính số thủy sản nuôi trồng ngoài bãi bị thiệt hại cũng không nhỏ. Trong số 80.000 ha héc ta lúa của Thái Bình có hơn 15.000 ha gieo thẳng. Diện tích nuôi ngao ngoài biển gần 3000 ha với 1.540 chòi canh ngao.

Bão số 1 với cường độ mạnh đã khiến các tuyến đường ở Thái Bình ngổn ngang hoang toàn. Phóng viên Văn Hải - Hoài Lam đang có mặt tại Thái Bình cho biết đến sáng nay, trên địa bàn tỉnh vẫn có mưa vừa. Tỉnh Thái Bình chưa có thống kê sơ bộ được thiệt hại sau bão. Sáng sớm nay,  phóng viên nhiều lần gọi điện thoại cho ông Phạm Văn Dụng,  Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình (cơ quan thường trực phòng chống lụ bão) để nắm bắt thông tin  nhưng không thấy ông Phạm Văn Dụng nhấc máy. Trước đó từ gần 22 giờ đêm qua vị Giám đốc này đã không trả lời điện thoại.

Theo Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của huyện Tiền Hải thống kê sơ bộ, đến sáng nay chưa có hiện thiệt hại về người nhưng có tới hàng trăm tàu thuyền bị đắm tại khu vực neo đậu hoặc đứt neo trôi dạt trên biển,nhiều nhà mái ngói và mái tôn bị tốc.

Đến sáng nay, theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, bão số 1 đổ bộ vào kèm theo gió to, mưa lớn đã làm tốc mái nhiều nhà dân, cây cối đổ ngổn ngang. Hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh xảy ra ngập úng trên diện rộng. Các công ty công trình khai thác thủy lợi đã vận hành nhiều bơm, mở cống tiêu thoát nước nhanh chống ngập úng. Các lực lượng chức năng tiếp tục hỗ trợ người dân tại vùng ngoài đê biển Bình Minh 2 huyện Kim Sơn, đồng thời huy động tối đa phương tiện máy móc sớm khắc phục sự cố cây cối, cột điện đổ để đảm bảo giao thông thông suốt. Sáng nay, các đoàn công tác tiếp tục xuống các địa phương triển khai thống kê thiệt hại  và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sớm ổn định cuộc sống 

Còn tại Nam Định, gió lớn kèm theo mưa đã khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cửa kính bị giật tung. Tại các huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu Nghĩa Hưng, nhiều cột điện, cây cối đổ ngổn ngang gây mất điện trên diện rộng. Mưa lớn làm ngập úng , gây tràn nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản. Các trạm bơm tại địa phương này đang hoạt động hết công suất để chống ngập úng. Hầu hết người dân nghe tin bão đã đóng cửa kín cửa. Tại huyện ven biển Giao Thủy, gió mạnh và liên tục đảo chiều, quật đổ nhiều cây xanh, giật tung một số biển quảng cáo.

Còn tại Quảng Ninh, cùng với việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ sau bão, tỉnh tiếp tục lên phương án trước nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại các khu vực miền núi, ngập úng các đô thị và khu vực bãi thải than, đặc biệt là tại TP Hạ Long và Cẩm Phả.

VNE tường thuật:

Tại huyện ven biển Giao Thủy (Nam Định), gió mạnh và liên tục đảo chiều, quật đổ nhiều cây xanh, giật tung một số biển quảng cáo. Mưa theo từng cơn, lúc như trút nước, lúc lại tạnh. Hầu hết người dân nghe tin bão đã đóng cửa kín nên đường vắng tanh.

Trước đó trên đường chạy trú bão, 2 tàu cá của ngư dân Nam Định đã bị sóng đánh chìm tại cửa biển Ba Lạt, gần thị trấn Quất Lâm. "Các ngư dân kịp thoát ra ngoài, bơi vào bờ an toàn", ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch tỉnh thông tin. 

Nằm sát vùng tâm bão, tỉnh Thái Bình lúc 23h có gió rít mạnh, kèm theo mưa to từng đợt. Nhiều cây có đường kính 20 cm ở thành phố Thái Bình gục đổ. Một số cột điện cũng bị đổ, buộc nhà chức trách phải cắt điện lưới để đảm bảo an toàn.

Tại Thanh Hóa, từ 21h nhiều khu vực đã có mưa và gió mạnh. Ở huyện Nga Sơn, gió hất tung mái ngói của một số nhà dân, buộc bà con phải sơ tán ngay trong đêm.

Cơ quan khí tượng dự báo, trong 12-24 giờ tới Thanh Hóa tiếp tục có mưa to, tổng lượng cả đợt khoảng 100-200 mm, có nơi trên 200 mm. Các sông sẽ xuất hiện một đợt lũ với mực nước dâng ở thượng lưu khoảng 2-5 m, ở hạ lưu 1-3 m.

"Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng ở Thanh Hóa là rất cao", chuyên gia khí tượng cảnh báo. 

Nằm cách xa tâm bão, lúc 22h tại Hải Phòng gió bắt đầu mạnh lên, mưa như trút nước. Đường phố không còn người, trừ một số xe đầu kéo chở hàng ra vào cảng. 

Đến 24h, sau khi đi vào Nam Định - Ninh Bình, cơn bão đầu tiên trong năm đã suy giảm cường độ và tiếp tục tiến sâu vào đất liền. Các địa phương như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình chưa ghi nhận thiệt hại về người./.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...