Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ có nữ thẩm phán da màu đầu tiên?

Thẩm phán Jackson.
Thẩm phán Jackson.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bà Ketanji Brown Jackson, Thẩm phán 52 tuổi của Tòa Phúc thẩm Liên bang tại Thủ đô Washington D.C, nếu được Thượng viện thông qua tới đây sẽ đi vào lịch sử như là nữ thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Theo đuổi nghề luật từ cảm hứng gia đình

Ngày 26/1/2022, trong một buổi lễ trang trọng được tổ chức tại Nhà Trắng với sự tham dự của Tổng thống Joe Biden, Thẩm phán kỳ cựu Stephen Breyer đã công bố quyết định nghỉ hưu tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, qua đó chấm dứt gần 3 thập kỷ phụng sự tại cơ quan tư pháp quyền lực nhất tại quốc gia này.

Quyết định nghỉ hưu của Thẩm phán Breyer cũng mở đường cho chính quyền của Tổng thống Biden đề cử một người kế nhiệm theo đường lối tự do trẻ tuổi hơn và có thể giữ vị trí này trong nhiều năm tới. Rất nhiều ứng viên tiềm năng đã được xem xét và cuối cùng, vào đêm Thứ Sáu ngày 25/2 vừa qua, ứng viên được Tổng thống Biden đề cử đã chính thức lộ diện. Người được chọn chính là Thẩm phán 52 tuổi của Tòa Phúc thẩm Liên bang tại Thủ đô Washington D.C, bà Ketanji Brown Jackson. Nếu đề cử này được Thượng viện thông qua tới đây, bà Jackson sẽ đi vào lịch sử như là nữ thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Bà Jackson sinh ngày 14 tháng 9 năm 1970 tại Washington D.C với tên khai sinh là Ketanji Onyika Brown. Tên gọi khá đặc biệt của bà được cha mẹ chọn để nhớ đến nguồn gốc châu Phi của gia đình. Gia đình của bà Jackson là một gia đình trí thức người da đen với cha là luật sư và mẹ là hiệu trưởng của một trường nghệ thuật. Ngoài ra, bà Jackson còn có một người chú từng giữ chức vụ cảnh sát trưởng thành phố Miami, bang Florida.

Xuất thân gia đình là một khởi đầu thuận lợi cho bà Jackson, đặt trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn nhức nhối trong xã hội Hoa Kỳ những năm cuối thế kỷ 20. Ngoài ra, nghề nghiệp của bố và chú cũng là nguồn cảm hứng cho bà Jackson theo đuổi ngành luật trong tương lai.

Bà Jackson lớn lên tại Miami và tốt nghiệp Trường Trung học Miami Palmetto vào năm 1988. Trong năm cuối cấp của mình, bà giành chiến thắng tại National Catholic Forensic League, cuộc thi hùng biện bậc trung học phổ thông lớn thứ nhì nước Mỹ. Bà sau đó theo học tại Đại học Havard với chuyên ngành khoa học chính phủ.

Trong thời gian ở Havard, bà Jackson có học thêm các lớp kịch nghệ, tham gia biểu diễn hài kịch và lãnh đạo các buộc biểu tình chống lại việc một nam sinh treo cờ của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ (thường được hiểu như biểu tượng của việc sở hữu nô lệ và phân biệt chủng tộc) tại phòng ký túc xá của anh ta. Sau khi tốt nghiệp, Thẩm phán Jackson làm phóng viên cho tạp chí Time trong một năm rồi sau đó quay lại Trường Luật Harvard và nhận bằng cao học luật (Juris Doctor) tại đây vào năm 1996. Tại Trường Luật Harvard, bà là biên tập viên chính của tạp chí luật khoa nổi tiếng Harvard Law Review.

Cơ hội lịch sử để trở thành nữ thẩm phán da màu đầu tiên

Sau khi tốt nghiệp trường luật, bà Jackson làm việc như một trợ lý cho các thẩm phán Patti Saris tại Tòa án Quận Massachusetts và Thẩm phán Bruce Selya tại Tòa Phúc thẩm khu vực 1. Sau đó, bà hành nghề luật sư tại Công ty luật Miller Cassidy Larroca & Lewin ở Thủ đô Washington D.C.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của bà Jackson đến vào năm 1999 khi bà vượt qua rất nhiều ứng viên khác để trở thành trợ lý cho Thẩm phán Stephen Breyer trong vòng một năm. Bước đà này đã giúp bà kiếm được những công việc rất tốt trong cả hai lĩnh vực công và tư trong giai đoạn 2000 - 2010.

Năm 2009, bà Jackson được Tổng thống Obama đề cử làm Phó Chủ tịch của Ủy ban Hình phạt liên bang Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập trong hệ thống tư pháp với nhiệm vụ chính là ban hành Bộ hướng dẫn áp dụng hình phạt mà các cơ quan Công tố và Tòa án liên bang đều phải tham chiếu trước khi đưa ra các quan điểm và quyết định về hình phạt.

Sự nghiệp thẩm phán của bà Jackson bắt đầu vào năm 2012 khi một lần nữa Tổng thống Obama đề cử bà vào vị trí thẩm phán của Tòa án Quận Washington D.C. Đề cử của bà nhận được sự phê chuẩn của Thượng viện vào ngày 22/3/2013. Thẩm phán Jackson tuyên thệ nhậm chức vào tháng 5/2013. Mối lương duyên của bà và Thẩm phán Stephen Breyer của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ được tiếp tục khi buổi lễ tuyên thệ của bà được chủ trì bởi đích thân Thẩm phán Breyer.

Trong suốt nhiệm kỳ thẩm phán tại Tòa án Quận Washington D.C, bà Jackson được nhớ đến bởi rất nhiều phán quyết bất lợi cho chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump. Trong một phán quyết yêu cầu luật sư của Nhà Trắng Donald McGahn phải tuân theo một trát hầu tòa, bà Jackson đã có ý chỉ trích ông Trump đang tự coi mình như là một vị vua của Hoa Kỳ. Ngoài ra, chỉ riêng trong năm 2019, bà Jackson đã tuyên bố 3 sắc lệnh hành pháp của chính quyền của Tổng thống Trump là trái với quyền lợi của người lao động theo quy định liên bang. Với vô số những phán quyết đi ngược lại với lợi ích của chính quyền cựu Tổng thống Trump, trong một thời gian dài, bà Jackson đã trở thành tâm điểm của sự chỉ trích từ phe Cộng hòa.

Tuy vậy, con đường sự nghiệp của bà Jackson lại trở nên vô cùng sáng sủa kể từ sau khi cựu Tổng thống Trump thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống gây nhiều tranh cãi vào tháng 11 năm 2020. Tháng 3/2021, chỉ 2 tháng sau lễ nhậm chức của mình, tân Tổng thống Joe Biden đã lập tức đề cử bà Jackson vào vị trí Thẩm phán Tòa Phúc thẩm Liên bang tại Thủ đô Washington D.C.

Bất chấp những phản đối từ những người Cộng hòa bảo thủ, Thượng viện Mỹ vẫn bỏ phiếu tán thành việc đề cử bà với 53 phiếu thuận và 44 phiếu chống vào ngày 14 tháng 6 năm 2021. Cuối cùng, chỉ chưa đầy 8 tháng làm việc tại Tòa Phúc thẩm Liên bang, bà Jackson giờ đây đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành nữ thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao, cơ quan tư pháp quyền lực nhất Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh cả Nhà Trắng lẫn Thượng viện đều đang được đảng Dân chủ kiểm soát.

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.