Tỉnh Hòa Bình: 'Trái ngọt' từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Đây được coi là giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp...

Những “trái ngọt” đầu tiên

Trong giai đoạn 2020-2023, việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt đã đạt được một số kết quả cụ thể: Đã đưa vào vận hành phần mềm quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng tại địa chỉ https://quanlysaubenhhoabinh.com/public/index và phần mềm bản đồ thổ nhưỡng và phân tích thích nghi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tại địa chỉ https://datnongnghiep.hoabinh.gov.vn/public/bando.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt, nâng cao hiệu quả sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng (MSVT) trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý MSVT quốc gia. Đến nay, đã cấp và quản lý 30 mã số vùng trồng (trong đó 21 MSVT phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích canh tác là 321,73 ha, có 12 mã số trên cây bưởi, 03 mã số trên cây nhãn, 04 mã số trên cây chuối và 02 mã số trên cây thanh long; 09 MSVT cho các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh với diện tích 80,9ha).

Bên cạnh đó, hỗ trợ kết nối các hoạt động liên kết trong sơ chế, tiêu thụ sản phẩm trên cây mía đi EU, Mỹ; bưởi đi châu Âu. Liên kết tiêu thụ và xuất khẩu nhãn, cam đi Anh; Kết nối và tiêu thị các sản phẩm chuối-nhãn-thanh long trong nước và ngoài nước. Đến nay, tỉnh Hòa Bình xuất khẩu được 604 tấn mía, 1.366 tấn chuối tươi, 30 tấn Nhãn Sơn Thủy, 6 tấn bưởi đỏ, 73 tấn quả bưởi diễn; 7 tấn cam Cao Phong, 13 tấn sả, 7.5 tấn ớt sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Anh và EU...

Tỉnh đã cấp và quản lý 30 mã số vùng trồng đối với các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh gồm bưởi, nhãn, chuối và cây thanh long… Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Tỉnh đã cấp và quản lý 30 mã số vùng trồng đối với các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh gồm bưởi, nhãn, chuối và cây thanh long… Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Định hướng trong thời gian tới, tỉnh Hoà Bình đẩy mạnh cấp và quản lý mã số vùng trồng trên các diện tích sản xuất trồng trọt. Sử dụng các giống ngô biến đổi gen như NK4300 Bt/Gt, DK6919S, DK9955S, NK7328 Bt/Gt... nhằm tăng năng suất và hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu tại các vùng trồng ngô trọng điểm của tỉnh, quy mô sử dụng khoảng 5.000 ha. Triển khai nhân rộng sử dụng các giống lúa có khả năng kháng bệnh tốt được chọn tạo bằng phương pháp lai backcross như BC15 kháng đạo ôn, TBR225 kháng bạc lá vào sản xuất đại trà tại địa phương với quy mô diện tích gieo trồng áp dụng trên 10.000 ha. Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học qua quá trình nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi như NPV, V-Bt, Tricodecma... để trừ sâu bệnh hại trong sản xuất trồng trọt.

Ứng dụng sản phẩm được tạo ra từ công nghệ Nano (Nano Đồng, nano Bạc, nano Chitosan) trong phòng trừ bệnh hại cây trồng. Diện tích áp dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.000 ha/năm. Sử dụng giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô vào sản xuất đã được áp dụng tại một số huyện như Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong quy mô trên 300 ha. Ứng dụng máy bay không người lái, định vị GPS để phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây trồng. Bước đầu áp dụng cho diện tích gần 1000 ha lúa và 50 ha sắn.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất

Về nghiên cứu ứng dụng, điều tra cơ bản, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển và nhân rộng các kết quả.

Tỉnh thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh "Ứng dụng Khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình trồng thâm canh, chế biến và phát triển cây gai xanh AP1 tại tỉnh Hòa Bình”. Đến nay đề tài đang gấp rút thực hiện các nội dung nghiên cứu về mùa vụ; nền phân bón và kỹ thuật bón phân; thử nghiệm các công thức chế biến sản phẩm phụ (lõi thân, lá gai) thành phân bón và thức ăn chăn nuôi; chế biến và thử nghiệm thời gian, hình thức bảo quản tinh bột lá gai;

Phối hợp, hỗ trợ các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, Học viện thực hiện các đề tài khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh, các đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao, có thể áp dụng thực tế, quy mô lớn, cụ thể: Dự án "Điều tra sâu bệnh trên cây có múi ở các tỉnh phía Bắc và đề xuất các giải pháp phòng trừ" - Viện Bảo vệ thực vật; Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cây cam, quýt tại tỉnh Hòa Bình" - Viện Bảo vệ thực vật; Đề tài "Nghiên cứu biện pháp phòng chống rệp sáp giả (Pseudococcidae) gây hại một số loại cây ăn quả quan trọng theo hướng sinh học” - Viện Bảo vệ thực vật; Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp cấp bách để phòng trừ sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại tỉnh Hòa Bình” - Viện Bảo vệ thực vật. Thực hiện rà soát, quy hoạch 24 vùng và khu sản xuất trồng trọt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ tại 10 huyện, thành phố với tổng diện tích 1.253,5 ha.

Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển và nhân rộng các kết quả.

Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển và nhân rộng các kết quả.

Tỉnh tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, tỉnh Hoà Bình đẩy mạnh công tác du nhập, khảo nghiệm, khu vực hoá các giống mới có năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng ngắn để bổ sung, thay thế các giống đang sản xuất phù hợp với thâm canh, tăng vụ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy mạnh tuyên truyền người dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường...

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc
(PLVN) - Sáng 20/12, tại Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề: “Vĩnh Phúc - Khát vọng, bứt phá”.