Tính hai mặt của giải pháp "bế quan tỏa cảng" ngừa COVID-19

Tính hai mặt của giải pháp "bế quan tỏa cảng" ngừa COVID-19
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một số quốc gia châu Á đang cố thủ với tâm lý “bế quan tỏa cảng” ngừa COVID-19 trong khi thế giới đang mở cửa trở lại. Liệu điều này có phù hợp trong tình hình mới?

Trung Quốc tiêm 20 triệu liệu vaccine/ngày nhưng vẫn chọn đóng cửa

Tốc độ tiêm vaccine COVID-19 của Trung Quốc đang được đẩy nhanh một cách đáng kể. Thống kê cho thấy, kể từ ngày 12/5 đến 25/5, Trung Quốc chủng ngừa trên 10 triệu mũi tiêm/ngày. Nhưng từ ngày 26/5 đến nay, số lượng mũi tiêm đã đạt hơn 20 triệu mũi/ngày.

Như vậy, Trung Quốc đã thực hiện được hơn 660 triệu mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19, cao nhất thế giới. Khoảng 40% dân đã được chủng ngừa 1 liều vaccine. Con số này thậm chí là 80% tại thủ đô Bắc Kinh.

Các y tá làm việc tại một địa điểm tiêm chủng COVID-19 ở thành phố Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Các y tá làm việc tại một địa điểm tiêm chủng COVID-19 ở thành phố Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Chiến dịch "thần tốc" trên thành công một phần là nhờ các giải pháp đưa xe lưu động đến các tòa nhà, trung tâm thương mại để tiêm cả ngày đêm, mở các điểm tiêm lưu động tại nhà ga, bến tàu…

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chọn cách đóng cửa với thế giới bên ngoài và chưa cho thấy bất kỳ ý tưởng nào trong việc thay đổi cách thức ứng phó với COVID-19 như duy trì lệnh cấm xuất nhập cảnh gần như tuyệt đối cùng với chính sách cách ly nghiêm ngặt. Một số ít du khách được phép nhập cảnh nhưng phải trải qua nhiều tuần cách ly, không được phép rời khỏi khách sạn.

Thực tế cho thấy dù chỉ có một trường hợp tử vong do COVID-19 trong 13 tháng qua tại nước này và sự bảo vệ ngày càng tăng từ chiến dịch tiêm chủng, song các quan chức hàng đầu Trung Quốc vẫn duy trì thái độ thận trọng khi nói về những rủi ro mà dịch COVID-19 có thể gây ra.

Ông Wu Zunyou, Trưởng nhóm dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết: "Nếu các ổ dịch lân cận vẫn chưa được kiểm soát bên ngoài biên giới, thì virus có thể xâm nhập bất cứ đâu ở Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát ở cấp độ khẩn cấp".

"Chiếc áo giáp sắt" nặng nề

Việc kiểm soát thành công dịch COVID-19 nhờ đóng cửa biên giới và các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt cũng đã giúp nhiều nơi tại châu Á thành công. Tuy nhiên, theo Bloomberg giờ đây các nền kinh tế này lại đang đối mặt với thách thức mới: Đó là mở cửa trở lại với thế giới trong khi nguy cơ dịch bệnh vẫn hiện hữu.

Nói cách khác, thành công trong chống dịch của những "thiên đường không COVID" này đang trở thành "chiếc áo giáp sắt" nặng nề.

"Cả thế giới sẽ không trở thành ‘thiên đường không COVID-19'. Đó không phải là lựa chọn", Rupali Limaye, Giám đốc khoa học hành vi và thực hiện tại Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins, chia sẻ với tờ Bloomberg.

Liệu phản ứng của những nền kinh tế có số lượng ca nhiễm mới không lớn tại khu vực có đang là thái quá? - chuyên gia này đặt câu hỏi.

Trung tâm cách ly Penny’s Bay ở Hong Kong (Trung Quốc) nơi cách ly những người bị nghi nhiễm do tiếp xúc với người dương tính COVID-19. Ảnh: Getty Images.

Trung tâm cách ly Penny’s Bay ở Hong Kong (Trung Quốc) nơi cách ly những người bị nghi nhiễm do tiếp xúc với người dương tính COVID-19. Ảnh: Getty Images.

Ví dụ như tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nước này tháng trước đưa ra hướng dẫn mới liên quan đến việc bỏ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc đối với những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, bất chấp New York ghi nhận trung bình 95 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trên một triệu dân.

Trong khi đó, tại Singapore - nơi chỉ ghi nhận 3,93 ca nhiễm mới trên một triệu dân đầu tháng trước đã ngay lập tức tái áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Các biện pháp này bao gồm cấm ăn uống tại nhà hàng và hạn chế tụ tập trên hai người.

Số ca nhiễm tăng trở lại cũng đã khiến "bong bóng du lịch" giữa Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) "lỡ hẹn" lần thứ 3.

Đài Loan (Trung Quốc) sau khi ghi nhận 16 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng hôm 13/5, đã lập tức áp dụng biện pháp hạn chế đối với các phòng tập thể hình và địa điểm công cộng.

Các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng có xu hướng gia tăng ở các khu chợ truyền thống tại Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Taiwan News.

Các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng có xu hướng gia tăng ở các khu chợ truyền thống tại Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Taiwan News.

Còn tại Hong Kong (Trung Quốc), bất kỳ ai sống cùng tòa nhà với người nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đều phải cách ly 3 tuần tại cơ sở của chính quyền.

Tình hình u ám cũng xảy ra tại Australia khi chính phủ cho biết có thể sẽ chưa mở lại biên giới tới nửa sau năm 2022.

"Bởi đã rất thành công, chúng tôi thậm chí còn sợ rủi ro hơn so với trước đây", Peter Collignon, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y, Đại học Quốc gia Australia, cho biết. "Chúng tôi không thể chấp nhận việc để bất kỳ trường hợp COVID-19 nào lọt vào đất nước. Sự sợ hãi gần như đã vượt lên trên mức độ rủi ro".

Đóng cửa nhưng phải trả giá…

Theo các nhà phân tích, nếu những "thiên đường không COVID" tiếp tục "bế quan tỏa cảng" thì họ sẽ phải chấp nhận thiệt hại để duy trì cách tiếp cận này trong dài hạn.

Hiện nhiều nơi trên thế giới học cách chấp nhận một lượng ca nhiễm nhất định, miễn là hệ thống y tế không bị quá tải. Lập luận đáng chú ý khác, là COVID-19 sẽ không thể biến mất hoàn toàn mà sẽ vẫn tồn tại như một bệnh đặc hữu nhưng không có các đợt bùng phát gây tử vong nhiều như thời gian qua.

Đối với Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore, việc duy trì chiến lược dập dịch nghiêm ngặt trong khi các trung tâm tài chính khác như London và New York đã mở cửa trở lại có thể gây ảnh hưởng đáng kể.

Là các trung tâm tài chính, hàng không của châu Á, 2 nền kinh tế này đều phụ thuộc lớn vào du lịch nên đóng cửa lâu chắc chắn sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại. Năm 2019, Hong Kong là thành phố nổi tiếng nhất thế giới với du khách quốc tế, bất chấp nhiều tháng xảy ra các cuộc biểu tình. Trong khi đó, Singapore đứng ở vị trí thứ tư. London và New York lần lượt xếp vị trí thứ 5 và 11.

Tâm lý ngại tiêm chủng tại châu Á

Bloomberg chỉ ra, ở những nơi ghi nhận ít ca mắc Covid-19, công chúng đã chủ quan, thờ ơ hoặc thậm chí không còn lo sợ về các loại biến chủng virus nguy hiểm được phát hiện lần đầu tại Anh, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil. Trên thực tế, nhiều cư dân tại các "thiên đường không COVID" đang lo sợ vaccine hơn virus.

Châu Á đang tụt lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng. Ảnh: FT.

Châu Á đang tụt lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng. Ảnh: FT.

Những thông tin về tác dụng phụ như sốt, đau tại chỗ tiêm cũng như những biến chứng nguy hiểm như xuất hiện cục máu đông, khiến nhiều người e ngại. Do không phải đối mặt với những mối đe dọa trực tiếp từ COVID-19, nhiều người muốn đợi đến khi vaccine được phát triển tiến bộ hơn.

Có thể thấy, "chiếc áo giáp sắt" phong tỏa, đóng cửa biên giới sẽ chỉ giúp hạn chế được sự lây lan của những biến thế mới ở một thời gian nhất định, song ngược lại nền kinh tế sẽ không thể sống mãi trong lớp vỏ bọc đó. Chưa kể tâm lý ngại tiêm chủng càng khiến những "thiên đường không COVID" khó có thể gượng dậy bằng sức lực nội tại. Vì vậy, nhiều nền kinh tế sẽ phải chấp nhận cách tiếp cận mới: dịch COVID-19 sẽ không hoàn toàn biến mất, mà sẽ tồn tại như một bệnh dịch theo mùa, đòi hỏi phải có cách sống chung an toàn và dần đẩy lùi dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.