Tiểu xảo và thành tích

Thí sinh được chọn đi thi Olympic có “lãi” là được học nhiều, tiếp cận với những kiến thức toán chuyên sâu...

Thí sinh được chọn đi thi Olympic có “lãi” là được học nhiều, tiếp cận với những kiến thức toán chuyên sâu... Tuy nhiên, vì nhắm đến đích gần, lại không bài bản nên thầy trò khi ôn luyện thích học “hiệu quả” hơn là học căn bản, dạy “chiêu thức” hơn là dạy “công phu”.

Không phải ngẫu nhiên tên gọi của kỳ thi là Olympic. Đây đúng là một cuộc thi thể thao, theo tinh thần Olympic. Người chiến thắng là người đã thi đấu trung thực, vì màu cờ sắc áo, cho dù không nhận được huy chương. Có lẽ cũng vì vậy mà tuy luật chơi có những “khe hở” để các đoàn có thể “ăn gian” nhưng hầu như không thấy ai mặn mà với gian lận đó.

Kết quả có thể xoay chuyển

Theo GS.TS Hà Huy Khoái, với cách chấm điểm của cuộc thi Olympic (mỗi em làm bài bằng tiếng mẹ đẻ, nước chủ nhà cùng với trưởng đoàn chấm bài cho thí sinh nước họ thông qua lời dịch của trưởng đoàn), nếu trưởng đoàn không thật sự trung thực thì họ có thể làm tiểu xảo để đánh tráo kết quả khi thông dịch. Tuy nhiên đó là “lo xa”, thực tế ở những kỳ Olympic vừa qua chưa từng có những xìcăngđan này bởi bản thân các trưởng đoàn cũng rất ý thức thể hiện tinh thần “fair play”.

5 thí sinh trong tuyển Olympic vật lý quốc tế 2009 của Việt Nam tại sân bay quốc tế Mexico. Tất cả đều đoạt được huy chương. (Ảnh do thí sinh cung cấp)
5 thí sinh trong tuyển Olympic vật lý quốc tế 2009 của Việt Nam tại sân bay quốc tế Mexico. Tất cả đều đoạt được huy chương. (Ảnh do thí sinh cung cấp)

Theo nguyên tắc chấm thi, trưởng đoàn chấm bài thi của học sinh nước mình trước rồi mới đưa cho ban giám khảo. Tại kỳ thi IMO 2007 tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, khi cầm bài làm dài 8 trang của một học sinh Israel, ban chấm thi của phía Việt Nam đã hết sức bối rối vì… không hiểu gì cả. Nếu ông trưởng đoàn Israel dịch giống y như đáp án thì chắc chắn học trò của ông ta đã được điểm tối đa. Tuy nhiên ông ấy nói ngay: “Cậu này viết nhiều nhưng không đúng ý nào, chỉ được 0 điểm thôi!”

Trong sáu bài thi thì có hai bài khó nhất là bài số ba và bài số sáu. Bài số sáu do Hà Lan đề xuất nhưng tất cả học sinh của họ đều 0 điểm. Tương tự, bài số ba do Nga đề xuất nhưng người giỏi nhất trong đoàn cũng chỉ đạt 4/7 điểm.

Để có được một ban chấm thi đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, cả năm trời trước đó ban tổ chức đã liên hệ mời rất nhiều chuyên gia toán người Việt Nam ở nước ngoài về, trong đó có nhiều tên tuổi cựu IMO đã rất nổi tiếng như: Lê Tự Quốc Thắng, Vũ Hà Văn, Đàm Thanh Sơn... Điều đó đã góp phần đảm bảo cho việc chấm thi diễn ra công bằng, mặc dù làm khó chịu không ít trưởng đoàn bạn.[links()]

Được nhiều, mất cũng nhiều

Theo GS Đàm Trung Đồn, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, người nhiều lần dẫn đoàn học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic vật lý quốc tế, thành tích các đoàn tuỳ thuộc rất lớn vào quy trình tuyển lựa. Các đội tuyển Việt Nam hiện được chọn sau hai vòng thi từ các thí sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Từ hàng ngàn học sinh, qua các vòng thi, loại dần chỉ còn 4 - 5 em vào đội tuyển quốc tế. Sau đó, sẽ có khoảng 1 - 2 tháng tập trung bồi dưỡng. Ngày nào cũng phải “vật lộn” với hệ thống bài tập. Rồi sự cạnh tranh thành tích khiến các địa phương vào cuộc chạy đua. Tỉnh nào muốn có thí sinh vào sâu, giải cao thì mời thầy giỏi về bồi dưỡng. Tuy nhiên, sau nhiều ngày đuổi theo những kỳ thi học sinh giỏi, nếu chẳng may bị loại khỏi đội tuyển quốc gia, thí sinh chỉ còn một quãng thời gian ngắn để lấy lại những gì đã mất.

TS Trần Nam Dũng, cựu huy chương bạc IMO 1983, hiện đang giảng dạy Khoa Toán Tin trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM nhận xét, thí sinh được chọn đi thi Olympic có “lãi” là được học nhiều, tiếp cận với những kiến thức toán chuyên sâu... Tuy nhiên, các em cũng sẽ bị mất nhiều thời gian và sự tập trung, vì vậy có thể ảnh hưởng đến các môn học khác. Nhiều em được chuẩn bị tâm lý không tốt và “quá máu” nên khi thất bại thì hụt hẫng, đánh mất động lực học tập.

Vì nhắm đến đích gần, lại không bài bản nên thầy trò khi ôn luyện thích học “hiệu quả” hơn là học căn bản, dạy “chiêu thức” hơn là dạy “công phu”. Và đặc biệt, không bỏ qua các cơ hội để có lợi thế hơn so với các bạn khác, nhờ làm việc với những người có khả năng ra đề.

Thiếu trung thực, thiếu công bằng, chăm sóc đến quyền lợi một nhóm nhỏ thay vì quyền lợi chung… là những điều sẽ làm hỏng ý nghĩa những cuộc chơi, đánh mất động lực thi đua thực sự trong học sinh, lớn hơn là không thúc đẩy sự phát triển của chất lượng dạy và học.

“Cần phải đặt mục tiêu học để có kiến thức, để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày vấn đề lên trên. Còn thành tích, giải thưởng tự khắc sẽ đến. Nếu không có cũng không sao vì mục tiêu cuối cùng là thành công ở các bậc học cao hơn và trong công việc sau này”, ông Dũng nói.

TS Trần Nam Dũng, giảng dạy Khoa Toán Tin trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM: Đào tạo người đi thi như “rắn mất đầu”

Theo dõi phong trào Olympic của Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây, có thể thấy chúng ta đang tụt hậu so với thế giới, Việt Nam đã đánh mất nhiều điểm mạnh mà trước đây chúng ta từng tự hào.

Trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan đang có những bước tiến vững chắc thì Việt Nam lại sa đà vào các cải cách vụn vặt, không có một cái nhìn tổng thể và sự đầu tư cho công tác này. Có thể nói, công tác tuyển chọn và đào tạo học sinh giỏi của chúng ta hiện nay đang bị bỏ bê, như “rắn mất đầu”, không có một cơ quan có uy tín nào đứng ra đảm trách.

Đào tạo học sinh giỏi cần có một quá trình, vì vậy cần phát hiện và bồi dưỡng các em từ các lớp dưới, tạo cho các em cơ hội cọ xát ngay từ những lớp dưới. Ở nhiều nước, người ta tổ chức kỳ thi học sinh giỏi ở các cấp độ khác nhau, các lớp khác nhau.

Ví dụ ở Rumani có kỳ thi cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 (với mức độ đề tương ứng), ở Nga từ lớp 9 đến lớp 11, ở Mỹ cũng có kỳ thi cho lớp 8, 10, 12… Học sinh giỏi được phát hiện, bồi dưỡng và đánh giá trong cả một quá trình chứ không chỉ là ở giai đoạn cuối như Việt Nam (hiện chỉ có kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cho cấp quốc gia).

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.