Tìm 'lối thoát' cho karaoke

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khác với tình hình của các DN nói chung hiện đang gặp nhiều khó khăn vì kinh tế toàn cầu cũng như trong nước ảm đạm, tình hình của các DN kinh doanh trong lĩnh vực karaoke còn “bết bát” hơn nữa; đặc biệt sau vụ cháy kinh hoàng khiến hàng chục người chết tại Bình Dương, vấn đề phòng cháy, chữa cháy với các cơ sở này càng phải nghiêm túc hơn và tâm lý của khách hàng với dịch vụ này cũng e ngại hơn.

Theo một thống kê, cả nước hiện có khoảng 20.000 cơ sở kinh doanh karaoke đã được cấp phép hoạt động trong những năm qua, ước tính các DN đã bỏ ra hàng chục nghìn tỉ đồng để đầu tư vào các cơ sở này.

Nhiều cơ sở kinh doanh karaoke trong số trên hình thành trước khi Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Thông tư 147/2020/TT-BCA quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có hiệu lực; đã được cấp đầy đủ giấy phép bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật, trong đó có cả các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trước khi có Nghị định 136.

Sau đợt kiểm tra theo Kế hoạch 513 của Bộ Công an (từ khi xảy ra vụ cháy thảm khốc tại Bình Dương vào tháng 9/2022 đến nay), đã, đang vắng khách hơn, nhiều cơ sở kinh doanh karaoke bị dừng hoạt động vì đoàn kiểm tra liên ngành của các tỉnh, thành; PC07 các tỉnh, thành; lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện kết luận không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Việc bị tạm dừng vì không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, chắc chắn là các DN không “oan ức” gì. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ một số DN cho rằng sau khi nhận biên bản kiểm tra của các cơ quan chức năng thì không biết phải sửa chữa cơ sở kinh doanh thế nào, sử dụng vật liệu gì cho đúng quy định. Kể từ thời điểm kiểm tra đến nay có khi đã 6 tháng, một số cơ sở kinh doanh karaoke buộc phải đóng cửa.

Một số cơ sở cho rằng đã kiến nghị tới cơ quan chức năng địa phương nhưng không nhận được phản hồi. Một số khác cho rằng đơn vị chức năng tại một số địa phương lại hướng dẫn theo hướng đập đi xây lại cho đúng quy định mới, chứ không hướng dẫn khắc phục tồn tại các cơ sở karaoke hiện hữu như thế nào và một số DN kinh doanh karaoke lại bị đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động.

Sau 2 năm phải đóng cửa vì dịch bệnh, các DN kinh doanh karaoke đã kiệt quệ về tài chính, rồi vắng khách, tiếp đó bị đình chỉ vì không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy… Thực tế trên quả là có thể đẩy các DN này vào bế tắc, không có giải pháp tháo gỡ. Vì vậy, việc một số DN karaoke ở Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hóa cùng ký đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ Công an, Xây dựng, VH,TT&DL; đề nghị chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đối thoại với các DN kinh doanh karaoke để tìm giải pháp khắc phục; cũng là điều dễ hiểu.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về gỡ vướng cho hoạt động kinh doanh karaoke gửi tới các Bộ nêu trên để xử lý theo thẩm quyền. Đây là vấn đề không dễ, khó có thể giải quyết ngay, nhưng chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng cũng đã giúp các DN kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ có giải pháp nhanh và hài hòa, để làm sao các cơ sở vừa được kinh doanh đúng pháp luật, vừa bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, mà một số người dân có nhu cầu vẫn có thể được đáp ứng sở thích ca hát, vui chơi.

Đọc thêm

Bộ Tài nguyên và Môi trường nói về tình trạng vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Kể từ đầu năm đến nay (thời điểm tháng 11), Bộ TN&MT đã thực hiện 116 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó 58 cuộc thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch và 58 cuộc kiểm tra đột xuất ở các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước. Kết quả kiểm tra đến nay đã ban hành 126 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền trên 49 tỷ đồng. 

Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội: Thông tin việc xử lý một vụ buôn hàng lậu tại quận Thanh Xuân

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mới đây, PLVN nhận được phản ánh của công dân về việc tại toà nhà G1, số 27B, đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội; có 1 cá nhân thuê lại và sử dụng làm nơi tập trung máy móc, thiết bị, hàng hoá, trái với mục đích sử dụng căn hộ. Hàng hoá ở đây là đồ điện tử, điện lạnh có dấu hiệu không có nguồn gốc rõ ràng.

Một số học viên của DSS bị doanh nghiệp tuyển dụng hủy hợp đồng: Giải thích của đơn vị trung gian về sự việc

Nhiều học viên gặp khó khăn do bất ngờ bị DN tuyển dụng hủy hợp đồng đã ký. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - DSS cho rằng sau khi hỗ trợ 1 doanh nghiệp (DN) ở Úc tới Việt Nam để phỏng vấn, thi tay nghề tuyển chọn lao động thành công; ít tháng sau DN này bất ngờ hủy bỏ hợp đồng bảo lãnh để học viên đi làm việc ở nước ngoài; khiến cả tổ chức hỗ trợ (trung gian) và người lao động gặp khó.

CSGT Hà Nội tới tận trường học tuyên truyền về an toàn giao thông

Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT - TT Công an quận Hoàng Mai, trường THCS Tân Mai tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật an toàn giao thông đường bộ cho các em học sinh và các cán bộ, giáo viên trong trường.
(PLVN) - Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp Đội CSGT - TT Công an quận Hoàng Mai tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho 1.310 học sinh và 35 giáo viên trường THCS Tân Mai.

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023
(PLVN) - Tháng 12/2023, một số chính sách pháp luật mới sẽ chính thức có hiệu lực như giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo; bổ sung thêm đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT; không được để xe tại tầng có lối thoát nạn…

Bài 2: "Ngoại giao cây tre" và hoa sen - Tinh thần đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Tinh thần đoàn kết là truyền thống, là nguồn nội sinh tạo thành sức mạnh vĩ đại của dân tộc.
(PLVN) - “Ngoại giao Cây tre” Việt Nam là để phục vụ mục tiêu bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm. Đó cũng là một trong những nội hàm của trường phái “Ngoại giao cây tre” Việt Nam được Tổng Bí thư nói đến: Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Công trình thi công làm nứt nhà dân tại Thanh Hóa

Cầu vượt QL45 qua xã Đông Thanh.
(PLVN) - Một số bạn đọc tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa mới đây phản ánh đến Báo PLVN về việc thi công cầu vượt QL45 (Km325 + 337,99) không bảo đảm an toàn, chưa chi trả bồi thường thiệt hại làm nứt nhà dân.

Diễn biến vụ vấn nạn vi phạm xây dựng tại xã Mỹ Hạnh Nam (Long An): UBND huyện Đức Hòa chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, báo cáo

Một khu đất có nhà "siêu nhỏ" vi phạm chỉ giới xây dựng, vi phạm mật độ xây dựng ở xã Mỹ Hạnh Nam.
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài phản ánh, thời gian qua, hàng trăm căn nhà từ 24 - 32m2 “mọc” lên giữa những ruộng lúa đang canh tác tạo thành những “khu đô thị” với “nhà siêu nhỏ, đường siêu bé”, vi phạm chỉ giới và mật độ xây dựng, tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.