Tìm hướng tăng hiệu quả tín dụng chính sách vùng dân tộc thiểu số

(PLVN) - Tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), và để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng chính sách, nhiều giải pháp có giá trị đã được đưa ra trong Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS” diễn ra mới đây.

Trên 1,4 triệu hộ đồng bào DTTS được vay ưu đãi

Bà Triệu Thị Nga (dân tộc Dao, thôn Nà Quang, xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) kể: Trước đây, gia đình bà thuộc diện hộ đói nghèo trong thôn, bởi gia đình đông con, hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định và cũng không có đất để canh tác. Dù làm lụng vất vả quanh năm, nhưng mức thu nhập của gia đình bà rất thấp. 

“Đến năm 2007, khi được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hỗ trợ vốn, gia đình tôi mới thực sự “đổi đời”. Nhờ đồng vốn của NHCSXH, tôi không chỉ nuôi dạy các con ăn học thành đạt mà đến nay gia đình tôi còn thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá của thôn” – bà Nga nói.

Bà Triệu Thị Nga (dân tộc Dao, thôn Nà Quang, xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng hiệu quả vốn chính sách xã hội
Bà Triệu Thị Nga (dân tộc Dao, thôn Nà Quang, xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng hiệu quả vốn chính sách xã hội

Từ nhận thức ý nghĩa của vốn chính sách đối với gia đình mình, bà Nga đã tham gia công tác hội, trở thành Chi hội phó Chi hội phụ nữ, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn để tích cực vận động các hội viên vừa cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, vừa  thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

Hộ gia đình bà Nga chỉ là một trong số trên 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi tại NHCSXH, với tổng dư nợ đạt 49.617 tỷ đồng, chiếm 24,8%/tổng dư nợ của NHCSXH, dư nợ bình quân một hộ DTTS đạt 34 triệu đồng, lớn hơn dư nợ bình quân chung là 30,4 triệu đồng.

Ngoài ra, đồng bào DTTS còn được thụ hưởng các chương trình cho vay dành riêng cho đồng bào DTTS với tổng dư nợ 2.342 tỷ đồng, với 163.694 hộ có dư nợ và trên 371 ngàn lượt hộ vay vốn.

Làm gì để nâng cao hiệu quả hơn nữa?

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đánh giá: “NHCSXH cho vay với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giải ngân tại xã, rất phù hợp với tâm lý, tập quán của đồng bào. Nếu không có NHCSXH thì chắc “tín dụng đen” ở vùng nông thôn DTTS chưa biết sẽ diễn biến phức tạp đến cỡ nào”.

Ông Chiến kiến nghị, cần phải quy định cụ thể, phải tính một tỷ lệ nhất định, phù hợp các nguồn thu của ngân sách các cấp từ: vượt thu; thu cấp quyền, chuyển quyền sử dụng đất; thu từ các công trình thủy điện khai thác chế biến khoáng sản, thu từ xử phạt vi phạm hành chính về buôn lậu qua biên giới, thu từ bán gỗ và làm khai thác trái phép... chuyển sang NHCSXH tạo nguồn cho đồng bào DTTS và hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay.

Ở góc độ nhà khoa học, PGS-TS Đỗ Thị Kim Hảo – Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng - cho rằng, để tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào DTTS hiệu quả hơn, cần bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ liên quan tới phân vùng đồng bào DTTS tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, xây dựng mô hình tín dụng theo chuỗi giá trị nhằm kết nối sản phẩm đặc thù của vùng DTTS tới thị trường.

“Nếu làm được mô hình này, công tác khuyến nông cũng sẽ được nâng cao nhờ sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm. Do đó, Chính phủ nên có cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị này”, bà Hảo kiến nghị.

Đánh giá tín dụng chính sách là một “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo, bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đề nghị, để tín dụng chính sách hiệu quả hơn nữa, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng chính sách gắn với cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Để làm được như vậy cần rất nhiều yếu tố hỗ trợ như tư vấn, chuyển giao kỹ thuật để người dân có thể vươn lên được… 

Về nguồn lực cho hoạt động của NHCSXH, hiện 4 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn đóng góp 2% tổng nguồn vốn huy động vào nguồn vốn của NHCSXH để cho vay. Nguồn vốn này hiện nay trên 70.000 tỷ đồng, chiếm trên 30% nguồn vốn cho vay của NHCSXH.

Sau Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được triển khai, các địa phương đã chuyển nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH với trên 14.000 tỷ đồng.

“Nếu tới đây chúng ta bố trí được các nguồn lực thông qua cấp vốn của ngân sách, nguồn vốn trái phiếu và nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, nguồn vốn ủy thác thì NHCSXH sẽ có đủ nguồn lực để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, qua đó đóng góp quan trọng trong công cuộc giảm nghèo” - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết. 

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.