Tìm hiểu về Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Tìm hiểu về Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần đến ngày 23 tháng Chạp, dù có muốn quên cũng không thể quên được khi nhưng bộ xiêm y áo mũ mã xanh đỏ bày khắp hàng quán và trên đường phố. Những gánh hàng rong bán đồ mã dường như cũng làm phố phường trở nên sống động hơn và nét cổ xưa cũng như chuẩn bị được gọi mời để có mặt và biểu hiện cho một cái tết dân tộc tròn đầy.

Giữa lòng Hà Nội, đâu đâu cũng bắt gặp những xôn xao náo nức của mai đào trổ hoa sớm. Các chậu Lan được bày bán và từ rằm tháng chạp trở ra, người ta sẽ chộn rộn nhắc nhau về việc mua sắm và hoàn tất mọi công việc để khép lại một năm cũ, đón năm mới sang.

Tục cúng Ông Công Ông Táo là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Bắt nguồn từ tích ông Toại Nhân tìm ra lửa. Toại - Tựu, chữ Toại Nhân không chỉ còn là tên mà ám chỉ một con người đã đạt được những thành tựu quan trong trong buổi ban đầu sau khi rời hang, hốc để sinh sống. Tìm ra lửa để từ đó không còn “ăn tươi, nuốt sống”, mỗi đồ ăn bắt đầu được làm chín.

Nền văn minh loài người chính thức được khai mở khi con người tìm ra lửa. Có Định canh rồi tới Định cư... Tìm ra lửa rồi mới có văn minh đồ đồng xuất hiện để chúng ta có trống đồng hôm nay mà tự hào nhìn về nguồn cội.

Từ tên gọi: Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Táo Phủ Thần Quân, tên đầy đủ của Ông Táo, chúng ta có thể tạm hiểu: Đông Trù Tư Mệnh là Vị Thần lửa bảo hộ sinh mệnh từ phương Đông (Phương của sự sinh, của mặt trời mọc - đối lập với Phương Tây, phương của sự chết, mặt trời lặn); Cửu Linh Nguyên Vương: Vị vua anh linh ban đầu và mãi mãi.

Trong Táo Quân Vương Chân Kinh có dạy: Táo Quân chính là hiện thân của Vua Toại nhân, cũng chính là Thần Lửa - Vị Thần bảo hộ sinh mệnh. Ngài là vị thần trợ thần hồn và quản sự hóa cùng sự sinh nơi nhân gian. Mỗi một Ông Táo trong mỗi gia đình chính là một hóa thân của Ngài. Ngài là người ban bình an, định lành dữ và phúc họa.

Táo Quân Vương Chân Kinh có dạy chúng ta ăn ở hiền hòa, làm lành lánh dữ; lại dạy mỗi người giữ gìn sự nói năng, tâm tư thanh tịnh, thành kính. Sống ở đời đặng giúp người nghèo khó, có như vậy thì sẽ được ngài ban phúc, phú quý lâu dài. Trong việc biện lễ cúng ngài, không dùng đồ thịt tanh hôi hay dơ uế nơi nhà bếp.

Bếp không chỉ là nơi nhen lên ngọn lửa để làm chín thức ăn mỗi ngày cho mọi người trong gia đình. Gian bếp còn là nơi bày tỏ tình yêu thương, chăm chút, bày tỏ tấm lòng thành của những người cùng một nhà biết thương lo cho nhau. Tình yêu thương trong ngôi nhà có mặt hay không, người ta có thể nhìn thấy từ gian bếp - từ những món ăn người này nấu cho người kia... Sự trân trọng thành quả lao động có hay không biểu hiện từ việc biết trọng từ hạt lúa hạt gạo, từ khoai sắn cũng không phí phạm coi rẻ... Ấy chính là điều làm cho căn bếp trở nên đặc biệt thiêng liêng và quan trọng và nơi đó có ông Táo - Vị Thần lửa định phúc thọ an khang cho mỗi gia đình ngự ở.

Theo kinh dạy, việc cúng tiễn Ông Táo về trời có thể làm từ rằm tháng chạp cho đến giờ Tý (Tức 12 giờ đêm) ngày 23. Lễ cúng vì tính hướng thượng nên làm chay tịnh cho thanh khiết và theo dân gian, ngoài hương - hoa - đăng - trà - quả, thường là đồ ngọt (xôi, chè, bánh, kẹo, v.v..) và một mâm cỗ chay cúng gia tiên và chư vị tôn thần.

Sau lễ tiễn là lễ Nghinh Ông Táo về lại dương gian để đón năm mới. Lễ nghinh đón được tổ chức vào ngày 30, nếu tháng thiếu thì là ngày 29 tháng Chạp.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin chia sẻ đôi điều về ngày 23 tháng Chạp sắp tới và giới thiệu bản văn khấn Ông Công Ông Táo mà chúng tôi đã biên soạn lại cho đầy đủ thuận tiện nhất từ bản văn cổ để quý vị tùy nghi sử dụng trong dịp sắp tới. Lễ tiễn ngài, có thể bắt đầu làm từ ngày 15 đến 12 giờ đêm ngày 23.

Văn khấn Ông Công Ông Táo:

Ngưỡng nguyện Việt Nam

Vạn cổ anh linh

Hồn thiêng sông núi

Hôm nay ngày lành

23 tháng Chạp

Thượng hạ đồng gia

Trước án hương dâng

Thành tâm cẩn cáo

Phỏng theo lệ cũ,

Ngài là vị chủ,

Ngũ Tự Linh Thần,

Soi xét lòng trần,

Cảm lời kính thỉnh:

Bản gia Thổ Công

Ngũ phương long mạch

Ngũ thổ tôn thần

Đông Trù Tư Mệnh

Cửu linh Nguyên Vương

Táo phủ thần quân.

Gia đường hương hỏa

Lịch đại tiên linh

Giáng lâm trước án

Thụ hưởng lễ vật

Chúng con hôm nay

Trong tiết cuối năm

Thành tâm soạn sửa

Hương hoa phẩm vật

Xiêm hài áo mão

Kính dâng chư vị

Tôn thần Tiên linh

Nén tâm nhang này

Thành tâm kính bái

Đông Trù Tư Mệnh

Táo Phủ thần quân

Gia ân châm chước

Ban lộc ban phước

Phù hộ toàn gia

Trai gái trẻ già

An ninh khang thái.

Âm phù gia nội

Các bảo bình an

Phú quý thọ khang

Vận khí hanh thông

Vạn điều như ý.

Xin nguyện ban ơn

Gia đình dòng họ

Thế hệ tương lại

No ấm thanh bình

Mọi điều thành tựu.

Chúng con xin nguyện

Nỗ lực tâm thành

Thực hành điều thiện

Học hiểu, học thương

Chung tay góp sức

Nguyện giúp cho người

Bớt khổ thêm vui.

Trước án hương dâng

Dãi tấm lòng thành

Nguyện xin chứng giám

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Đọc thêm

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.